bản thân mình đầu tiên. Điều đó chẳng có gì là đáng chê trách bởi
vì nó xuất phát từ bản năng sinh tồn của con người. Tuy nhiên, đôi
khi chúng ta vẫn cảm thấy có lỗi khi nhận ra rằng, mình đã không
suy nghĩ cho lợi ích chung của mọi người mà chỉ chú tâm đến lợi ích
của riêng mình. Là người lãnh đạo, anh cần nhớ rằng, mọi người
luôn nghĩ tới những tác động có thể xảy ra đối với cuộc sống của
bản thân họ, kể cả khi họ không nói những suy nghĩ đó ra. Có thể anh
phải thay họ nói ra những điều này. Cũng có thể anh phải đưa ra một
câu hỏi mà chính anh cũng biết là mình không thể trả lời. Anh có
cảm thấy điều đó cũng giống như khi ta tự nguyện bước đi bằng
một chân không?
Những nội dung tương tự như câu trả lời của hai câu hỏi trước cũng
có thể áp dụng ở đây. Khi anh không biết câu trả lời hoàn chỉnh thì
điều đó không có nghĩa là anh không thể đưa ra một câu trả lời nào
đó và hứa hẹn sẽ cung cấp ngay những thông tin mới khi nào có.
Hãy nhớ giữ đúng lời hứa của anh. Nếu không, tất cả những thiện
chí mà anh từng cố gắng xây dựng trước khi khủng hoảng xảy ra sẽ
không còn nguyên vẹn!
70. Liệu tôi sẽ có việc làm vào tháng tới hay không?
Khi khủng hoảng xảy ra trong công ty, câu hỏi của các nhân viên
thường không chú trọng vào sự việc thực tế mà chỉ tập trung vào
khía cạnh cảm xúc. Có nghĩa là câu hỏi này vốn xuất phát từ tâm lý
bản năng chứ không phải từ lý trí đơn thuần. Thế nhưng phần lớn
những người lãnh đạo mà tôi từng quan sát đã cư xử như thể đây là
câu hỏi lý trí nhiều hơn. Khi họ bỏ qua những cảm xúc ngầm ẩn sau
câu hỏi đó mà chỉ nói đến những sự việc thực tế, họ sẽ dần dần
đánh mất đội ngũ nhân viên của mình và cả những người muốn
lắng nghe họ nói. Đó là lý do vì sao nhà lãnh đạo thường hay có xu
hướng trả lời CÓ kể cả khi điều đó không đúng với sự thật. Sẽ không
có gì chắc chắn khi phải nói tới vấn đề ổn định việc làm. Vì thế,