ta” ; là luôn chứng tỏ sự kiên trì và nhẫn nại: “Tôi hứa là tôi sẽ luôn
cùng sát cánh với các anh”; là biết duy trì sự quan tâm chú ý của đội
ngũ các nhân viên của mình vào mục tiêu cần vươn tới: “Trong thời
điểm có nhiều thay đổi này, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng
danh tiếng của công ty bằng cách tập trung vào phục vụ tốt
khách hàng của chúng ta”. Chân thành và đáng tin cậy có nghĩa là
Anh hãy là một người lãnh đạo thực sự!
76 - 78 Công ty sẽ làm gì để giúp đỡ tôi? Tôi sẽ được hưởng
những phúc lợi gì? Điều này có ý nghĩa thế nào đối với sự
nghiệp của tôi?
Cho đến phần này, chúng ta đã tìm hiểu những câu hỏi mà
người lãnh đạo cần nêu ra và cần phải trả lời. Bây giờ sẽ là lúc
chúng ta xem xét những câu hỏi mà người lãnh đạo không nên trả lời.
Ba câu hỏi trên là những ví dụ điển hình của loại câu hỏi mà người
lãnh đạo không nên cố gắng tự tìm cách trả lời.
Anh hãy hình dung một cuộc họp báo sau khi xảy ra một vụ nổ
máy bay. Nhân viên chính phụ trách điều tra của Uỷ ban An toàn
Giao thông quốc gia (NTSB).đứng sau micrô để báo cáo khái quát
tiến trình điều tra. Một phóng viên đưa ra một câu hỏi có tính
chất kỹ thuật. Đó là câu hỏi liên quan đến báo cáo về sự đổi hướng
và tốc độ gió được lập ra bởi các phi công của những máy bay khác
trong cùng không phận với chiếc máy bay rơi vào thời điểm tai nạn
xảy ra. Nhân viên điều tra chú ý lắng nghe câu hỏi, và sau đó ông
nói: “Hãy để tôi gọi John lên trả lời. John là chuyên gia về sự đổi
hướng và tốc độ của gió giữa những độ cao khác nhau, và trong vụ
này, tôi biết John cũng đang nghiên cứu về vấn đề này.” Sau đó,
ông đứng sang một bên, nhường lời cho John. Khi John đã trả lời
xong, nhân viên điều tra chính quay trở lại bục và trả lời câu hỏi
tiếp theo. Trong suốt cuộc họp báo, anh sẽ thấy nhiều lần ông