trong một thời gian dài. Họ biết là anh biết. Và anh hiểu là họ biết
anh biết. Nhưng anh lại không thể trả lời. Thậm chí trước đó, anh đã
bị cảnh cáo là không được tiết lộ những thông tin đó. Thế là anh đã
bị “trói tay” mất rồi. Trong những tình huống như thế, làm lãnh
đạo còn gì là thú vị nữa?
Anh hãy thử trả lời như thế này xem có được không nhé: “Các
anh chị biết đấy, đôi khi, làm lãnh đạo thật là khó. Một trong
những điều khó khăn nhất đối với người lãnh đạo như tôi là trách
nhiệm của tôi đối với riêng các anh chị nhiều khi lại xung đột với
nghĩa vụ của tôi trước công ty chúng ta. Bây giờ chính là một trong
những lúc như thế. Tôi sẽ không thể trao đổi cởi mở mọi thông tin
với các anh chị như trước kia nữa. Tuy vậy, tôi muốn các anh chị
biết rằng tôi sẽ nói tất cả những điều có thể nói ngay khi nào
thích hợp. Tôi biết rằng điều này sẽ gây căng thẳng cho mối quan
hệ của chúng ta. Tôi chỉ hy vọng rằng cách cư xử của tôi trước kia
đối với các anh chị có thể làm các anh chị tin tưởng vào những hành
vi hiện tại của tôi”.
Tôi biết chứ, đây không phải là câu trả lời hoàn hảo, nhưng là câu
trả lời thích hợp nhất mà tôi có thể nghĩ ra. Nếu anh nghĩ ra cách
trả lời hay hơn, xin hãy chia sẻ với tôi nhé!
Khi không ai muốn nghe câu trả lời
Anh biết sự thật và họ cũng biết sự thật; Chỉ có điều không ai
muốn nghe sự thật đó cả. Hãy nhớ lại những ngày còn học đại học và
những lúc anh phải lắng nghe bạn bè than vãn khi ầthầy giáo
thông báo “Ngày mai sẽ có thi vấn đáp.” Hãy nhớ lại phản ứng của
anh khi thầy giáo của đứa con đầu lòng của anh gọi điện thông báo
rằng con anh vẫn học chưa hết khả năng của nó. Đó đều là những
tình huống đặc biệt, trong đó anh phải chuyển một thông điệp quan
trọng đến những người không muốn nghe nó. Trong kinh doanh,