lời của họ bằng cách dùng những từ khích lệ. Có lẽ anh đã có lúc
dùng những từ này trong những buổi nói chuyện thú vị. Chẳng hạn,
ʺ
Ồ, thế mà tôi không biết đấy, anh nói rõ hơn điʺ, hoặc ʺSau đó
thì thế nào nhỉ?ʺ, hoặc ʺChuyện đấy có lặp lại không?ʺ. Những câu
nói như vậy, mặc dù thực chất là câu hỏi đấy, nhưng chúng lại được
nói ra với ngữ điệu không có vẻ gì là câu hỏi. Chúng sẽ được nói ra
như những câu nói thông thường và nhờ đó khích lệ người được hỏi
trả lời sâu hơn.
5. Hãy cảm ơn người được hỏi.
Khi nhận được một món quà thì việc anh gửi lời cảm ơn cho người
tặng dù dưới dạng nói hay viết cũng đều quan trọng đối với người
tặng quà. Cho dù người tặng quà có nhiều lần nói rằng không cần
thiết phải cảm ơn nhưng thực tế lời cảm ơn đối với họ lại rất cần
thiết. Nói cảm ơn một người đã dành thời gian để giúp trả lời câu hỏi
cho anh sẽ làm tăng khả năng có được nhiều thông tin hơn và câu trả
lời sâu sắc hơn trong những lần gặp gỡ tiếp theo. Thường thì
thông tin lan truyền trong các công ty rất nhanh và lời cám ơn của
anh sẽ làm tăng danh tiếng lãnh đạo của anh lên rất nhiều lần.
Nếu sử dụng thường xuyên năm nguyên tắc này, anh sẽ có thể
trở thành một người đặt câu hỏi hiệu quả - người luôn nhận được câu
trả lời phù hợp. Trong chương tiếp theo, anh sẽ phải tự vấn bản
thân một vài câu hỏi. Anh sẽ luyện tập những kỹ năng này với chính
mình - hãy tập trung vào một câu hỏi, hãy ngừng lại một lúc để suy
nghĩ và hãy lắng nghe điều anh nói, cảm thấy sau mỗi câu hỏi.
Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi phụ có liên quan để tìm hiểu kỹ
hơn và hãy dành cho chính mình một lời khen mỗi khi tự mình trả lời
được.
Sức mạnh và vấn đề phát sinh từ câu hỏi ʺTại saoʺ