Tại sao người lớn, mặc dù hiểu rất rõ rằng trẻ hai hay ba tuổi
cần học hỏi về thế giới xung quanh, lại vẫn thường điên lên khi bị
trẻ nhỏ hỏi đi hỏi lại câu ʺTại saoʺ. Tôi tin rằng sự nản lòng này xuất
phát từ quan niệm sai lầm của người lớn, rằng đứa trẻ không chấp
nhận câu trả lời đầu tiên của họ. Những ông bố bà mẹ thành công
thường nhanh chóng hiểu ra rằng, câu hỏi ʺTại saoʺ của trẻ em chính
là một phản ứng ngạc nhiên của đứa trẻ khi bước vào cánh cửa của
quá trình tìm hiểu thế giới. Trẻ em phải hỏi nhiều câu ʺTại saoʺ hơn
nữa bởi vì chúng đặt ra những câu hỏi đó nhằm tìm hiểu một vấn
đề nào đó. Quá trình học hỏi này diễn ra âm thầm trong một lớp vỏ
bọc. Những câu hỏi ʺTại saoʺ cứ lặp đi lặp lại sẽ buộc người trả lời phải
phá vỡ được lớp vỏ bí ẩn bên ngoài đó. Câu hỏi “Tại sao” mang lại
những thông tin chi tiết mà các em cần để thoả mãn trí tò mò của
chúng. Anh sẽ thấy rằng, một đứa trẻ chỉ ngừng hỏi ʺTại saoʺ khi nó
nhận được đầy đủ thông tin thoả mãn câu hỏi đó. Hiệu quả mạnh mẽ
đó có thể đạt được chỉ nhờ một câu hỏi đơn giản có hai từ đấy. Việc
một người lớn hỏi đi hỏi lại câu hỏi ʺTại saoʺ lại có một kết quả khác,
ít được ưa thích hơn. Khi ta hỏi ai đó vô số câu hỏi ʺTại saoʺ, có thể
làm người đó cảm thấy quyền lực của anh ta đang bị nghi vấn,
danh tiếng của anh ta đang bị lung lay, hoặc chuyên môn của anh ta
bị nghi ngờ. Đó không phải là cách tốt để bắt đầu một cuộc nói
chuyện. Thế nhưng câu hỏi ʺTại saoʺ lại có thể giúp anh khám phá
điều còn ẩn dấu dưới vỏ bọc của một vấn đề nào đó, những điều
mà anh cần tiếp cận để đưa ra giải pháp, để khám phá những yếu
tố của vấn đề đó hoặc những thái độ tạo ra vấn đề đó. Vậy một
người lãnh đạo thì sẽ phải làm gì đối với câu hỏi loại này? Dưới đây
là hai đề nghị của tôi nhằm giúp một người lãnh đạo sử dụng câu
hỏi ʺTại sao” một cách hiệu quả. Hãy chọn phương pháp nào phù hợp
với anh nhất và luyện tập nó.
1. Hãy để ý âm điệu giọng nói của anh.