Lãnh đạo không chỉ là một nhóm các kỹ năng mà phải hơn thế
nữa, ʺnghệ thuật lãnh đạo thực sựʺ phải là sự kết hợp những kỹ năng
được rèn luyện bằng một tinh thần cởi mở và hào hiệp. Cảm giác
của anh về việc mình sẽ là một người lãnh đạo như thế nào sẽ luôn
luôn ảnh hưởng tới cách anh cư xử trong vai trò lãnh đạo đó. Trong
số những người lãnh đạo, có nhiều người tin rằng lãnh đạo là
quyền lợi của họ, chức danh lãnh đạo đòi hỏi họ phải được mọi người
kính trọng; hay họ tin rằng, người lãnh đạo phải luôn luôn là người
quyết định cuối cùng. Những người lãnh đạo như vậy thường có
được tố chất lãnh đạo mạnh mẽ - những cảm giác thường xuyên
được thể hiện trong cách lãnh đạo hiệu quả của họ. Sự bảo thủ thường
là hậu quả của việc một người không sẵn sàng khám phá khía cạnh
tình cảm của một vấn đề. Còn anh thì cảm thấy thế nào khi khám
phá cảm xúc của mình về việc được làm người lãnh đạo? Nếu ai đó
có những cảm xúc trái ngược nhau như: niềm hứng khởi đan xen với
nỗi lo lắng; sự tự tin bị nhuốm màu bởi nỗi sợ hãi; niềm tin đi kèm
nỗi nghi ngờ; tự hào xen lẫn tức giận, thì điều đó là hoàn toàn bình
thường. Vấn đề ở đây không phải là chọn cảm xúc này hoặc cảm xúc
kia, mà là cảm xúc này và cảm xúc kia. Người lãnh đạo nào xác định
được những cảm xúc sẽ xuất hiện trong quá trình lãnh đạo, học được
đầy đủ cách sống với những cảm xúc đó và học cách nắm bắt
được cảm giác phù hợp với từng tình huống sẽ là người dẫn đầu
cuộc chơi. Người lãnh đạo nào cứ cố huyễn hoặc mình rằng nghĩ tới
cảm xúc trong lãnh đạo (có thể là cảm xúc của chính họ hay của người
khác) không phải là một phần trong công việc lãnh đạo là đang đùa
cợt với chính phận sự của bản thân anh ta.
Vì thế, anh cảm thấy thế nào khi được làm một người lãnh
đạo? Cũng giống như câu hỏi trước, câu trả lời của anh cho câu hỏi
này sẽ thay đổi theo thời gian và kinh nghiệm của bản thân. Trong
trường hợp này, cảm giác vẫn là cảm giác, còn câu trả lời của anh có
thể đã khác đi trong từng phút một. Nhưng đó không phải là vấn đề