Tôi phải thú thực với anh rằng bản thân câu hỏi này là một kiểu
suy nghĩ thành kiến. Tôi tin rằng, những người không vui vẻ
thường là những người lãnh đạo tồi. Có lẽ anh sẽ ngừng đọc một lúc
khi đọc đến đây. Nếu có thể nói chuyện trực tiếp với anh, tôi đã
thấy được phản ứng của anh trong ánh mắt và sẽ nhấn mạnh lại
điều đó. Vì thế nên tôi nhắc lại rằng: tôi tin rằng những người
không vui vẻ thường sẽ là những nhà lãnh đạo tồi.
Trong thời kỳ thịnh trị của chủ nghĩa hoài nghi, người ta đã đánh
giá thấp hoặc thậm chí nhầm lẫn về tầm quan trọng của hạnh
phúc bởi vì hạnh phúc chính là một phần chủ chốt của cuộc sống
con người. Người ta thường ghen tị với trẻ em về sự vui vẻ của chúng,
nhưng họ lại tin rằng đó là nhờ chúng không nghĩ tới những thực tế
cay đắng của cuộc sống. Chúng ta thường nói ʺĐối với chúng mọi
thứ thật dễ dàngʺ, ʺChúng không phải lo lắng về thế giới xung
quanh. Ôi, nếu tôi lại được vô tư như vậy nhỉ. Tôi hiểu rõ cái cảm
giác luôn luôn vui vẻ đóʺ. Tôi sẵn sàng thừa nhận rằng, câu nói đó có
một phần sự thật. Đôi khi sự vô tư khiến ta cảm thấy vui vẻ hơn,
nhưng sự vui vẻ không có nghĩa là vô tư. Anh chẳng cần phải cố
tình quên lãng để được cảm thấy vui vẻ hạnh phúc. Điều mà mọi
người thường nhầm lẫn chính là sự vui vẻ, cũng giống như sự vô tư,
không phải là một trạng thái mà là một chọn lựa. Nếu anh là người
kém cỏi, anh sẽ muốn trở nên thông minh hơn.
Nếu anh đang không vui vẻ, anh có thể muốn trở nên vui vẻ.
Chọn hạnh phúc không có nghĩa là anh gạt bỏ mọi mối quan tâm và
mọi rắc rối. Hạnh phúc chỉ có nghĩa đơn giản là anh hiểu được mọi
khía cạnh của một vấn đề, dù là xấu hay tốt thì anh cũng vẫn
muốn để được vui vẻ.
Có thể anh sẽ lại hỏi tôi, chuyện này thì liên quan gì đến vấn đề
lãnh đạo? Tôi thì cho rằng, điều đó liên quan đến mọi khía cạnh
của việc lãnh đạo. Bởi vì niềm vui vốn nảy sinh từ tính lạc quan, còn