Làm như vậy, anh sẽ có thể nhanh chóng sử dụng những ý tưởng mới
có được từ các câu trả lời cho hoạt động tương lai của công ty. Có lẽ
một số câu sẽ không làm anh thoải mái, nhưng tất cả những câu trả
lời đó sẽ mang lại cơ hội mới để công ty của anh cải thiện và lớn mạnh
hơn. Anh sẽ thấy có nhiều lý do để tự hào về công ty mình, lý do
để tiến hành các thay đổi và để anh kiểm điểm lại chính sách cũng
như các quy trình làm việc của công ty. Anh sẽ còn có nhiều việc để
làm đấy!
8. Tại sao ông/bà lại giao dịch với đối thủ cạnh tranh của
chúng tôi?
Đây là mặt trái của câu hỏi trước. Khi đưa ra câu hỏi này, anh đang
tìm kiếm thông tin để so sánh ý kiến của khách hàng về công ty
anh với ý kiến của họ về đối thủ cạnh tranh. Tôi không biết là có
ngành nào hoặc công ty nào không có cạnh tranh hay không. Tôi
cũng không biết có ngành hoặc công ty nào mà lại không cần hiểu
rõ hơn nữa về đối thủ cạnh tranh của họ. Vì thế, đối với tôi, việc
hỏi khách hàng của anh về đối thủ cạnh tranh có vẻ là điểm xuất
phát tốt nhất để bắt đầu tìm hiểu về môi trường cạnh tranh của
mình. Đương nhiên là anh sẽ luôn nhìn nhận đối thủ cạnh tranh
dưới một con mắt thành kiến. Anh thường chỉ thấy được tính vượt
trội của sản phẩm công ty mình, của khả năng nhanh chóng cung cấp
dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty mình. Nếu không nghĩ như
thế thì có lẽ anh đã không làm việc ở công ty này, và anh đã không
giữ vai trò lãnh đạo, dù là lãnh đạo một nhóm như vậy, phải không
nào? Một cách nhìn tích cực kiểu như vậy về công ty sẽ vẫn luôn luôn
là một điều hữu ích, chừng nào quan điểm đó còn được thường
xuyên kiểm định dựa trên ý kiến khách hàng.
Tôi có thể thấy là nỗi sợ hãi sẽ ngăn cản anh đặt ra câu hỏi này.
Điều gì sẽ xảy ra nếu anh nhận ra sự thực rằng đối thủ cạnh tranh
của anh thực sự đã hoạt động rất tốt? Điều gì sẽ xảy ra khi khách