chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí hàng tháng. Anh sẽ đặt ra một
chiến lược để cắt giảm chi phí tạp phẩm, siêu thị và đưa kế hoạch
này cho người sẽ đi chợ trong gia đình xem để thực hiện theo. Hãy thử
nghĩ xem anh sẽ thực hiện điều đó như thế nào?
Nào, bây giờ ta hãy thử cách này đi. Khi đi qua cửa bếp, anh sẽ
nói với người đi chợ trong gia đình (giả sử là vợ anh) như thế này:
ʺ
Em này, dạo này nhà ta tiêu hơi nhiều tiền đi chợ ở siêu thị quá.
Anh mong là tháng sau nhà mình tiêu ít hơn cho khoản tạp phẩm
nàyʺ. Và khi đã ra đến cửa, anh có thể nói thêm: “À em này, đừng để
anh ăn cơm không ngon nhéʺ. Liệu cách nói như vậy có tốt hơn
không?
Xin đừng nói với tôi là anh không tin cả hai cách này sẽ có tác
dụng tốt nhé. Hãy nói rằng khi đọc hai câu nói trên anh đã phải gật
đầu đồng ý. Thế nhưng, thật không may là chúng ta lại luôn cư xử
như vậy trong gia đình. Cách cư xử này (như tôi đã kể về vấn đề
chi tiêu cho gia đình ở trên, hay chuyện xử phạt các con như thế nào,
và vô số ví dụ khác) có một ý nghĩa sâu xa hơn rất nhiều. Cứ thử
hỏi một người đã phải ly dị xem, rồi anh sẽ hiểu. Đừng có đánh lừa
bản thân mình. Nếu anh cư xử như vậy trong gia đình, anh cũng sẽ
cư xử như thế trong công việc.
Vấn đề của hành vi này (nếu anh vẫn còn chưa hiểu) là cứ
tưởng rằng mình biết về một vấn đề nhiều hơn cả người biết
rõ nhất về vấn đề đó. Khi đưa ra câu hỏi về tiết kiệm tiền cho
công ty, anh đã gửi đi một thông điệp rằng anh mong và đánh giá
cao trình độ chuyên môn của các nhân viên bởi vì họ chính là những
người hàng ngày đang và sẽ làm công việc tiết kiệm đó. Tất nhiên,
điều này là hoàn toàn hợp lý và khi họ đã có ý tưởng về vai trò của
họ trong tiết kiệm chi phí cho công ty thì tôi muốn, đúng ra là tôi
cần, được lắng nghe họ nói ra ý tưởng của họ. Càng hỏi câu này