nhiều lần, anh sẽ càng có được câu trả lời tốt hơn cho vấn đề
tiết kiệm chi phí công ty.
16. Anh/chị cần những gì để làm việc hiệu quả hơn?
Tôi không nhớ là đã có ai hỏi tôi câu này chưa. Một câu hỏi gần
nghĩa nhất mà người ta từng đặt ra cho tôi là câu hỏi cuối trong
trang cuối của bộ mẫu câu hỏi đánh giá tổng quát về kết quả làm
việc. Đó là câu Anh/chị thấy mình sẽ ở vị trí thế nào trong năm
năm tới? Lúc đó tôi thật ngu ngốc vì đã trả lời nó quá nghiêm túc.
Khi trả lời câu đó, tôi đã nghĩ về công việc mình đã làm và muốn
được làm, những vấn đề và các mối quan tâm của khách hàng và
tự viết ra một bản mô tả công việc nho nhỏ, đồng thời tự xác định vị
trí của mình trong đó. Khi người chủ công ty tôi đọc bản mô tả này,
nếu ông ta nói, ʺChị không được phép làm như thếʺ thì tôi đã chấp
nhận không phản đối. Đằng này ông ta lại trả lời tôi rằng: ʺChị
không thể chỉ đơn giản muốn làm gì thì làmʺ và tôi đã rời khỏi buổi
phỏng vấn kiểu chặn họng đó và nói rõ quan điểm của mình: ʺÔng
không thể chỉ bảo cho tôi điều tôi muốn làmʺ.
Nếu ông ta chỉ nói rằng: ʺThật là một đề xuất hay. Điều gì đã
khiến chị nghĩ như thế?ʺ thì hẳn tôi đã có một kinh nghiệm khác
đến thế nào? Khi đó, hẳn là tôi đã vui vẻ chia sẻ sự chán nản của tôi
và sự nản lòng của các khách hàng, điều đã gây cản trở cho công việc
của tôi. Tôi đã hy vọng ông ta hiểu rằng có những điều mà ông ta có
thể giúp tôi thực hiện ngay để công việc hiệu quả hơn và làm cho
khách hàng của công ty vui vẻ hơn mà không cần phải tạo ra những
nhiệm vụ mới.
Các câu hỏi luôn luôn có một sức mạnh to lớn và đây là một trong
những câu hỏi có tác động lớn như vậy. Cũng giống như trong câu
chuyện kể trên, vấn đề mà những người lãnh đạo coi là chuyện nhỏ
theo quan điểm của họ lại có thể là những trở ngại cực kỳ lớn theo