tưởng tới cách mà một công ty có thể học hỏi về đối thủ cạnh tranh
của họ.
(Nếu sự thay đổi chủ đề đột ngột của tôi làm anh không cảm
thấy thoải mái thì hãy cứ làm quen với nó đi. Một khi anh lúc nào
cũng quá nghiêm túc trong việc đặt câu hỏi thì việc anh không thoải
mái với sự thay đổi đề tài của tôi là một điều hoàn toàn bình
thường, chứ đâu phải là lỗi của tôi. Hiếm khi ta tìm được một câu hỏi
thú vị có thể khiến ta phải đau đầu suy nghĩ, nhưng một câu hỏi với
những thông tin có liên quan chặt chẽ đến vấn đề thì có thể có
nhiều. Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng, nếu ta cứ cố tìm ra
các điểm liên quan ta sẽ không tìm được nhiều ý tưởng. Vì thế tôi
đã học cách bỏ qua những điểm liên quan và tập trung vào một chủ
đề có vẻ hoàn toàn mới. Đó cũng là lý do vì sao tôi chuyển đề tài
câu hỏi ở đây. Và tôi đề nghị các anh đôi khi cũng nên làm như tôi)
Bây giờ xin quay trở lại với câu hỏi. Tôi có thể nhớ lần duy nhất
trong nghề kinh doanh của mình mà người lãnh đạo tôi đã hỏi tôi
biết gì về đối thủ cạnh tranh của công ty. Đúng lúc này thì tôi lại
biết khá nhiều về một sản phẩm mới mà đối thủ cạnh tranh mạnh
mẽ nhất của công ty chúng tôi mới đưa ra. Những thông tin này tôi
có được là nhờ một trong những khách hàng của tôi nhận được đơn
mời mua hàng của công ty đó và ông ta đưa cho tôi xem một bản sao
của đơn mời đó. Tôi đã đọc và lưu thông tin này lại. Thật xấu hổ khi
phải thú nhận rằng, tôi chưa từng coi thông tin này là quan trọng và
nếu không có ai hỏi tới, có lẽ nó sẽ nằm chết trong hồ sơ lưu trữ
của tôi mà thôi.
Một nhân viên trước hết phải được coi là người tiêu dùng, rồi
mới là nhân viên của công ty. Rất nhiều người trong số họ chọn
mua sản phẩm hoặc làm việc với chính những công ty đang tranh
giành sự chú ý và tiền bạc của khách hàng của công ty anh. Hoặc
cũng có thể họ quen những người thường xuyên có cơ hội giao tiếp