Tôi có một suy nghĩ như thế này: Trường học không bao giờ được
xây dựng để đào tạo một nghề chuyên môn cụ thể. Anh thấy thế
nào về suy nghĩ này? Anh có cảm thấy hào hứng không, hay là
thấy chán nản khi nghĩ về trường học? Tôi nghĩ rằng, đối với tất
cả chúng ta, việc không ngừng học tập có trường có lớp, dù ở đại học
hay theo các khóa đào tạo của công ty, là một việc cần được khuyến
khích chứ không phải là công việc hao tiền tốn của. Nhưng bên
cạnh đó, vẫn còn một cách học hỏi khác mà các nhà lãnh đạo cần
khuyến khích. Đó là việc học tập mà không trường lớp nào sẽ dạy, đó
là việc học hỏi xuất phát từ lòng ham hiểu biết, tìm tòi, cũng như từ
nhu cầu của cá nhân mỗi người.
Vài năm trước, trong một buổi gặp gỡ các diễn giả, một người dẫn
chương trình truyền hình tên là Bob Prichard đã nói: “Nếu anh
không học hỏi để trau dồi thêm kiến thức, trong khi những người
khác lại đang học hỏi thêm, vậy anh thử đoán xem khi gặp nhau, ai
sẽ là người có lợi thế hơn?”. Từ khi nghe được lời nói đó, tôi lúc nào
cũng cố gắng đưa khái niệm học hỏi này vào cuộc sống hàng ngày.
Người lãnh đạo như anh cần tự vấn mình xem liệu anh có thể thành
thực nói rằng, đội ngũ nhân viên của mình ngày hôm nay đã trở nên
thông minh, nhanh nhẹn hơn so với một năm trước hay không. Nếu
có thì anh có biết làm thế nào họ đã trở nên tiến bộ như vậy
không? Xét theo một góc độ nào đó, hoạt động kinh doanh hiệu quả
đồng nghĩa với việc bắt chước được những thái độ, phong cách cư
xử đẹp và hiệu quả, nhưng ta không thể bắt chước một thái độ, một
phong cách cư xử nào đó nếu ta không biết rõ về nó. Vì thế, ta
hãy bắt đầu đặt câu hỏi về quá trình học hỏi của nhân viên, để xem
bằng cách nào mà họ có thể tiến bộ hơn, họ đã học hỏi, bắt chước
cái gì và từ đâu.
Việc tìm hiểu về quá trình học hỏi của các nhân viên của mình có
thể là một công việc khá thú vị. Anh sẽ thấy có người thì học thông