Khá nhiều vị lãnh đạo thường chọn thời gian không thích hợp để
cắt cử công việc, có vẻ như hành động đầu tiên khi đến nhiệm sở
vào buổi sáng là cắt cử công việc, làm như vậy có lẽ tiện lợi đơn giản
cho sếp, nhưng lại bất lợi về mặt phát huy tinh thần tích cực của
nhân viên, ta thử phân tích cảm giác của nhân viên xem sao, trong
lòng họ sẽ nảy sinh tư tưởng làm công ăn lương, biết rằng công việc
trong ngày của mình chỉ có vậy, họ hoàn toàn phải hành động theo sự
sắp đặt trong chương trình do sếp đề ra, nếu bản thân có dự định
gì cũng phải thay đổi, thứ tự ưu tiên bị đảo lộn, kết quả lãng phí khá
nhiều thời gian.
Theo sự đánh giá của nhiều người, thì thời gian cắt cử công việc
hợp lý nhất là vào buổi chiều, sếp phải bố trí công việc cắt cử
vào cuối cùng trong chương trình làm việc hàng ngày, như vậy rất
tiện lợi cho nhân viên làm công tác chuẩn bị về mặt tư tưởng và sự
vụ cụ thể cho công việc của ngày hôm sau, khi bước vào ngày làm việc
hôm sau. Họ lập tức bắt tay vào công việc một cách hào hứng.
Phương thức cắt cử tốt nhất là trực tiếp mặt đối mặt giao
nhiệm vụ, vì sếp có thể lắng nghe những ý kiến đề đạt của người
được nhận nhiệm vụ, kịp thời xử lý thông tin phản hồi, ngoài ra còn
có thể động viên tinh thần và tác động tình cảm khi giao nhiệm vụ.
Chỉ có những công việc mang tính chất sự vụ hoặc không quan trọng
thì mới áp dụng cách giao nhiệm vụ bằng thư, giấy, gọi điện thoại,
hay nhắn qua người thứ ba. Nếu cảm thấy công việc thật sự khó
khăn và quan trọng, thì sếp nên bỏ nhiều thời gian để động viên
khích lệ nhằm tăng thêm niềm tin hoàn thành nhiệm vụ cho nhân
viên và cho mình, cách giao nhiệm vụ kiểu khác không thể làm cho
nhân viên cảm nhận về tầm quan trọng của công việc.
Giao việc cũng là một hoạt động giao lưu giữa người với người,
trong đó chứa hai yếu tố là lý và tình, cho nên nếu điều kiện cho
phép thì gặp mặt trực tiếp để giao việc.