Sự chính trực của một công ty phản ánh quan
điểm cá nhân về độ công minh và rõ ràng trong các
hành vi của công ty đó, ngoài ra, sự chính trực
không phải là vấn đề của một khách hàng, một nhân
viên hay một đối tác làm ăn. Hai điều kiện này là yếu
tố cần để khẳng định tính chính trực là tiêu cực hay
tích cực: Khi một cá nhân cảm thấy bị tổn hại thì
cách hành xử của công ty khiến người đó có cảm giác
về sự chính trực hay phi chính trực. Như đã thảo
luận ở trên, vai trò tiềm tàng của những cam kết về
dịch vụ, về tuyển dụng và hợp tác kinh doanh thường
gây ra rủi ro rất lớn. Hay nói cách khác, đặc tính vô
hình của dịch vụ làm gia tăng rủi ro cho khách hàng.
Mọi người cảm thấy bị tổn hại nhất khi thiếu
thông tin, chuyên môn, tự do và sự hỗ trợ khi gặp
khó khăn. Sự chính trực trở thành vấn đề khi hành vi
của công ty vượt quá hay xâm phạm đến các kỳ vọng
về sự chính trực mà công ty mang lại. Những chuẩn
mực này được phân tích thấu đáo và phổ biến rộng
rãi thông qua ngôn ngữ công bằng được các nhà triết
học xây dựng nên:
• Phân phối công bằng (distributive justice) đề
cập đến kết quả của một quyết định