Chương 4. CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MÃI
MỚI
13. Tính tròn tiền
Tính tròn tiền nghĩa là khi khách hàng mua sắm đến một mức nhất định, số tiền thanh
toán sẽ được trừ đi phần lẻ và chỉ lấy phần chẵn. Ví dụ với hóa đơn 358 nghìn, khách
hàng sẽ chỉ phải thanh toán 350 nghìn đồng; 8 nghìn đồng còn lại được nhà bán lẻ
không tính.
Nhìn chung phương án này có hai đặc điểm rất thu hút khách hàng, đó là mới lạ và
hào phóng. Đối với một khách hàng, điều họ quan tâm nhất khi nhà bán lẻ tiến hành
khuyến mãi là lợi ích thực tế họ nhận được có đủ hấp dẫn không. Do đó, phương án
không tính tiền lẻ này có thể coi là một phương án khuyến mãi rất khả thi. Ngoài ra,
sự mới lạ của phương án cũng giúp kích thích trí tò mò của khách hàng, đây lại là tâm
lý chung của con người, do đó lượng khách hàng thu hút được sẽ rất lớn. Hơn nữa,
một khi đã thu hút được khách hàng đến với mình, khả năng khách hàng ra về tay
không rất ít xảy ra.
Ví dụ
Phương án “Tính tròn tiền” được chủ một hiệu sách áp dụng sau khi xem xong một bộ
phim. Ông nhận ra, rất nhiều khách hàng khi thanh toán đều nói một câu “không cần
trả lại”, nghĩa là không cần trả lại tiền thừa. Từ đó, chủ cửa hàng sách đưa ra ý tưởng
là sẽ không trả lại tiền thừa cho khách.
Để thực hiện phương án này có hai cách: làm tròn số tiền khách hàng phải thanh toán
theo hướng tăng, nghĩa là khách hàng phải bỏ thêm tiền; hoặc làm tròn theo hướng
giảm, nghĩa là nhà bán lẻ phải bỏ thêm tiền. Cách làm thứ nhất hiển nhiên không hợp
lý. Nhà bán lẻ sẽ phải bớt phần tiền lẻ cho khách hàng. Nhưng liệu như vậy có làm
tổn hại đến nhà bán lẻ hay không? Chủ cửa hàng đã làm một phép tính như sau: khi
khách hàng mua sách tại cửa hàng với tổng số tiền thanh toán là 100 nghìn đồng, nếu
áp dụng phương án chiết khấu là 15% thì hiệu sách sẽ phải giảm cho khách 15 nghìn
đồng; nhưng nếu áp dụng phương án tính tròn tiền thì số tiền nhà bán lẻ bớt cho
khách hàng chỉ tối đa là 10 nghìn đồng. Do đó, phương án này đảm bảo chắc chắn cửa
hàng không bị thua lỗ. Điều kiện để khách hàng được giảm phần tiền lẻ cũng rất đơn