nhà bán lẻ sẽ tiến hành khuyến mãi bằng cách tặng những con búp bê tình nhân đáng
yêu cho họ để một mặt thỏa mãn tâm lý của họ, một mặt đạt mục tiêu thúc đẩy kinh
doanh.
Ví dụ
Ông Dương là giám đốc thị trường của một trung tâm thương mại. Cô con gái của ông
tuy đã hơn 20 tuổi nhưng vẫn chưa có người yêu. Lễ tình nhân hàng năm, cô chỉ nằm
nhà ôm thú bông mà không ra đường chơi. Trước cảnh đó, với bản năng kinh doanh
sẵn có, ông lập tức nghĩ ra phương án cho dịp khuyến mãi vào Lễ tình nhân sắp tới và
phương án Búp bê tình nhân ra đời. Theo đó, mọi khách hàng nữ còn độc thân khi
đến mua sắm tại trung tâm thương mại đều có thể nhận được món quà là một con búp
bê tình nhân nếu như số tiền mua hàng đạt mức quy định.
Nhằm phát huy tối đa hiệu quả của kế hoạch đã đặt ra, giám đốc Dương cho phát một
đoạn quảng cáo trên truyền hình với nội dung: cô gái và búp bê tình nhân đang nắm
tay nhau đi dạo trên một con đường nhỏ và khi tiếng chuông báo hiệu Lễ tình nhân đã
đến thì búp bê tình nhân hô biến ra một bông hồng tặng cho cô gái và nói: mang anh
về nhà đi, anh sẽ mang lại sự ấm áp cho em cả cuộc đời. Sau đó, sự xuất hiện của
dòng quảng cáo: Bạn còn độc thân ư? Vậy hãy đến với trung tâm chúng tôi để mang
tình nhân của bạn về nhà.
Đoạn quảng cáo vừa ấm áp vừa cảm động lại rất hợp với chủ đề khuyến mãi mà giám
đốc Dương đưa ra. Do đó, vào ngày diễn ra chương trình khuyến mãi, trung tâm
thương mại tấp nập lạ thường. Thậm chí, có những phụ nữ thực chất không còn độc
thân cũng giả vờ độc thân để được nhận búp bê tình nhân từ quầy phục vụ của trung
tâm.
Đánh giá phương án
Về bản chất, Búp bê tình nhân là phương án khuyến mãi tặng quà thông thường. Tuy
nhiên, điều làm nên thành công của nó đó là không những đáp ứng được về mặt vật
chất mà còn đáp ứng được cả về tình cảm, tinh thần cho khách hàng. Thậm chí nó còn
tạo ra một sức mê hoặc rất lớn khiến khách hàng không thể từ chối.