một hãng tin điện tử lớn, các nhà báo buồn cười chuyện này đến
mức họ ghim bản copy của nó lên bảng tin công cộng.
Trong khi đó, tại một hội nghị của Sacs Bloomberg được tổ chức ở
khách sạn Savoy, London không lâu sau khi tin tức về vụ mua bán cổ
phiếu bất chính này bị bung ra, người ta đề nghị một ủy viên cao
cấp Ban quản trị Sibneft phát biểu. Ông này đã không những không
thể làm rõ vấn đề, mà thay vào đó nhắc lại cam kết của Sibneft
về khả năng quản trị tập đoàn tốt, khán giả cười ồ lên.
Cuối cùng thì Kraus vẫn bị Nikoil đuổi việc và đề nghị rời đi
ngay lập tức hoặc sau ba tháng, khi vụ lùm xùm đã lắng xuống.
Kraus quyết định nán lại một thời gian.
Đến lúc này, lẽ ra vấn đề phải được khép lại, nhưng Edward
Lucas, một phóng viên chi nhánh Moscow của tờ The Economist lại
tiếp tục khơi ra câu chuyện. Bài báo của anh có tiêu đề: “Đặt mồi,
di chuyển, kéo câu, nuốt chửng” và phụ đề ghi: “các doanh nhân
Nga vẫn giữ một số thói quen xấu cũ”. Bài báo bắt đầu bằng câu
bình luận: “Ở nhiều nước điều đó là bất hợp pháp. Ngay cả ở Nga,
việc đó cũng là có vấn đề.” Hành động thiếu minh bạch của
Sibneft đã được quốc tế biết đến rộng rãi, nhưng các cơ quan
giám sát có trách nhiệm của Nga không có động thái điều tra nào cả.
Ủ
y ban Chứng khoán Liên bang, “một con cá mập không răng” như
một nhân vật trong nội bộ nhận xét, hoàn toàn không có bất cứ phản
ứ
ng nào.
Vậy động cơ của thương vụ được sắp đặt một cách tài tình này là
gì? Kraus cho rằng những ai đủ tỉnh táo đều có suy nghĩ giống như
anh: “Tôi đoán rằng Berezovsky và/hoặc các cổ đông khác của
Sibneft cần tiền mặt. Họ ‘bán’ cổ phiếu của mình cho Sibneft với
thỏa thuận rằng họ có thể mua lại. Sau đó Sibneft tuyên bố một đợt