hằng ngày đến một nghĩa trang nhỏ nằm bên ngoài làng không xa,
mà xung quanh là một cánh đồng trống. Mộ của ông nội tôi được
dựng bia bằng đá đen bóng, nằm ở phía cuối lối đi lát sỏi mới mở
gần bờ tường nghĩa trang. Suốt mùa hè, mặt trời soi rọi các ngôi
mộ, và ngoại trừ tiếng xe hơi thi thoảng chạy qua ngoài đường, ta chỉ
còn nghe mỗi âm thanh rù rì của lũ dế và những đàn chim bay lượn
trên cánh đồng. Bà nội tôi thường đặt hoa tươi lên mộ và khóc thỏ
thẻ. Lúc còn bé, tôi luôn cố an ủi bà, “Đừng khóc, bà ơi! Ông nội
muốn nhìn thấy bà cười!” Vài năm sau, khi đủ khôn lớn để đến
trường, tôi mới hiểu rằng phụ nữ trong gia đình tôi, vì không muốn
để lộ ra chút yếu đuối nào trong đời sống hằng ngày, đã phải
cần đến một nơi để cảm xúc tuôn trào. Một nơi được che chắn và
là của riêng họ.
Khi khôn lớn hơn, tôi bắt đầu thấy nhàm chán những buổi
chiều với bạn bè của bà nội, khi họ đi cùng bà cháu tôi đến nghĩa
trang. Mặc dù trước kia vẫn thích được các bà cho bánh và hỏi han,
giờ đây tôi đã đến tuổi không còn muốn ngồi trong phòng khách
kiểu cũ với đầy bàn ghế và khăn ren mà tôi lại không được phép
chạm vào bất kỳ thứ gì, còn các bà thì cứ huyên thuyên về lũ cháu
chắt. Có lúc bà tôi cũng cảm thấy phật lòng khi tôi quay lưng. “Tôi
đi tìm đứa cháu nội khác vậy,” một hôm bà bảo tôi thế. Tôi cảm
thấy bị tổn thương ghê gớm khi quả thật bà bắt đầu cho một con
bé khác nhỏ hơn tôi kem và kẹo khi nó thường xuyên đến cửa hiệu.
Mặc dù chuyện hờn dỗi đó sớm được giải tỏa, việc tôi đến
Süssenbrunn thăm viếng bà sau đó cũng trở nên thưa thớt hơn.
Quan hệ của mẹ tôi với bà dù gì cũng không thoải mái, cho nên việc
tôi không ngủ đêm ở nhà bà đâm ra cũng đỡ bất tiện hơn. Nhưng
cho dù quan hệ bà cháu của tôi trở nên bớt khắng khít hơn khi tôi