nhiên nhân tạo hoặc cảnh giả; trong khi tôi phải tuyệt vọng tìm cách
đưa sự sống vào trong phòng ngủ của mình ở dưới hầm, mà cũng
chỉ là một vài chiếc lá vặt được trên cây.
Tôi chẳng hay biết mình đã năng lau chùi sàn và gạch lát trong
bếp đến độ nào mãi cho đến khi mọi thứ cứ bóng loáng. Không
một tì vết, không một mảnh vụn thức ăn nào còn vương vãi trên bề
mặt phẳng phiu. Và khi xong việc, tôi lại nằm bệt xuống sàn để
kiểm tra cả những góc kẹt trong xó xỉnh. Hắn lúc nào cũng đứng sau
lưng tôi để ra lệnh. Hắn chẳng lúc nào cảm thấy đủ. Không biết
bao nhiêu lần hắn cứ giật lấy giẻ lau trong tay tôi để bày vẽ cho tôi
cách lau chùi “tử tế”. Rồi hắn lại còn lồng lên trong cơn thịnh nộ
nếu tôi để cho dấu vân tay vương dầu mỡ làm lem luốc một
khoảng bề mặt nhẵn nhụi nào đó, phá hỏng cả một góc nhìn tinh
khôi và thanh tịnh.
Đối với tôi, công việc tệ hại nhất là lau dọn phòng khách. Phòng
khách là một căn phòng rộng với dáng vẻ u ám, không chỉ do bị che
kín bởi màn sáo. Trần nhà lợp gỗ màu sẫm gần như tối đen, một
chiếc ghế da sofa màu xanh lục và mặt sàn lót kín bằng thảm màu
nâu sáng. Một chiếc kệ sách màu nâu sẫm bày những tác phẩm như
“Phán xét” của Kafka và “Chỉ có búp bê không khóc” của Peter
Kreuder. Một chiếc lò sưởi không dùng đến, có thanh que cời và,
trên mặt lò sưởi, một cây nến đặt trên giá nến bằng sắt rèn, một
chiếc đồng hồ, một chiếc mũ trụ tí hon trong bộ giáp trụ của kỵ sĩ
thời trung cổ. Hai bức chân dung thời trung cổ trên tường phía trên lò
sưởi.
Mỗi khi ở lâu trong căn phòng ấy, tôi lại có ấn tượng bầu không
khí u ám ấy thấm qua cả áo quần, xuyên vào từng lỗ chân lông
trên cơ thể tôi. Căn phòng khách đối với tôi dường như là một tấm