vang lên và giai điệu valse Danube Xanh. Lúc đó, cả hai nâng cốc và nhìn
ra ngoài cửa sổ để ngắm pháo hoa. Tuy nhiên, niềm vui của ta bị sứt mẻ.
Khi một mảnh pháo hoa rơi vào cây tùng bách, đột nhiên có tiếng kêu líu
chíu. Và ta biết chắc đó là một con chim non đang sợ chết khiếp. Ta không
vui khi nghe tiếng của con chim nhỏ. Ta tặng cho hắn chiếc tượng thợ quét
ống khói mà ta làm cho hắn và hắn tặng cho ta một đồng xu bằng sôcôla,
bánh quy sôcôla và một tượng thợ quét ống khói tí hon bằng sôcôla. Ngày
hôm trước hắn cũng đã tặng cho ta một chiếc bánh ngọt có tượng thợ quét
ống khói. Tượng của ta chứa kẹo Smarties, à không phải, kẹo M&M cỡ nhỏ,
tặng cho Wolfgang.
Chẳng có thứ gì hoàn toàn đen hay trắng. Cũng như chẳng có ai
hoàn toàn tốt hoặc xấu. Kẻ bắt cóc tôi cũng vậy. Đây là những lời
mà người ta không thích nghe từ miệng một nạn nhân bị bắt cóc. Bởi
vì như thế là làm xáo trộn một định nghĩa minh định về tốt và
xấu, một khái niệm mà mọi người đều rất muốn bám chấp để
không lạc lối giữa một thế giới đầy những tông màu xám. Khi nói
ra điều này, tôi nhìn thấy nét bối rối và phản bác trên gương mặt
của nhiều người. Sự đồng cảm họ dành cho thân phận của tôi bỗng
nhiên bị đóng băng và chuyển sang thái độ khước từ. Những người
không hiểu biết về những phức cảm của tình trạng tù đày sẽ không
cho tôi cơ hội đánh giá những trải nghiệm của chính tôi và phán gọn
hai từ: Hội chứng Stockholm.
“Hội chứng Stockholm” là một thuật ngữ dùng để miêu tả một hiện
tượng tâm lý nghịch lý mà theo đó con tin bộc lộ sự nịnh nọt và có
cảm giác tích cực đối với những kẻ bắt giữ họ mà xem ra thật vô lý
nếu xét đến hiểm họa hoặc nguy cơ mà các nạn nhân này phải gánh
chịu” - đó là những gì được nêu trong sách giáo khoa. Một trò chẩn
đoán đầy gán ghép mà tôi hoàn toàn chối bỏ. Bởi vì từ ngữ đưa ra
thoạt trông có vẻ đầy cảm thông nhưng tác động của nó thì kinh