dầm, các giáo viên thậm chí còn buộc tôi phải trưng quần lót ra cho
mấy đứa khác xem.
Mỗi khi tôi đi đâu với mẹ, lúc nào bà cũng mang theo một túi
quần áo để thay. Đống quần áo ấy càng bồi đắp cảm giác ô
nhục và bất an trong tôi. Cứ như thể người lớn đinh ninh tôi sẽ đái
dầm. Và càng đinh ninh điều đó, càng chì chiết và chế nhạo tôi,
tôi càng chứng minh cho họ thấy là họ đúng. Đó là một cái vòng nhơ
nhuốc mà tôi không thể tìm ra lối thoát trong suốt thời tiểu học.
Tôi trở thành một đứa trẻ khát nước và liên tục đái dầm, bị chế
nhạo và bị sỉ nhục.
Sau hai năm tranh cãi và nhiều lần rắp tâm hòa giải, bố tôi
rốt cục đã dọn ra hẳn. Lúc bấy giờ tôi năm tuổi và đã biến từ một
đứa trẻ vui tươi thành một đứa bất ổn, lầm lì không còn hứng thú
với cuộc đời và tìm đủ mọi cách để phản kháng. Đôi khi tôi co cụm,
đôi khi tôi hét lên, nôn mửa và bật khóc đau đớn vì cảm thấy bị hiểu
lầm. Thậm chí tôi còn bị viêm dạ dày suốt nhiều tuần.
Mẹ tôi, cũng đang chao đảo vì cuộc chia tay, đã khiến tôi phải noi
theo bà về cách đương đầu với thực tại. Mẹ tôi ưa nén chịu cơn đau
và sự bất ổn để can đảm đi tới nên bà cũng đòi tôi phải ngậm miệng
chịu đựng. Mẹ không hiểu rằng tôi chỉ là một đứa bé con và hoàn
toàn không thể làm được như vậy. Khi tôi làm mình làm mẩy quá
nhiều với mẹ, mẹ phản ứng một cách dữ tợn. Bà lên án tôi quá bi lụy
và còn dọa sẽ quở phạt nếu tôi còn tiếp tục.
Sự bực tức của tôi đối với một hoàn cảnh mà tôi không thể hiểu
được đã dần dần khiến tôi đối đầu với người duy nhất còn lại
sau khi bố ra đi: mẹ tôi. Nhiều lần tôi đã giận dỗi với mẹ đến độ
quyết định dọn đi. Tôi gói ghém vài món đồ đạc của mình vào