thấy cử chỉ đó ở một phụ nữ nề nếp như bà. Đòn roi giữa thanh
thiên bạch nhật là trò của những phụ nữ khác trong khu nhà. Tôi phải
lau sạch nước mắt hoặc xoa má cho tươi tắn trước khi ra khỏi nhà
hoặc bước xuống xe.
Đồng thời, mẹ tôi cũng cố làm vơi đi sự áy náy bằng những
món quà. Mẹ và bố tôi thi nhau mua cho tôi những món quần áo
xinh đẹp nhất hoặc đưa tôi đi chơi vào dịp cuối tuần. Nhưng tôi
không cần quà. Vào lúc đó tôi chỉ cần một ai đó thương yêu và nâng
đỡ tôi vô điều kiện, một điều mà bố mẹ tôi không làm được.
Trong những năm tiểu học, một sự kiện kinh động đã diễn ra
khiến tôi in sâu vào lòng, ý niệm rằng tôi không thể mong chờ sự
giúp đỡ từ người lớn. Lúc ấy tôi khoảng tám tuổi và đi cùng với cả lớp
trong một chuyến dã ngoại về miền quê ở tỉnh Styria. Tôi không
phải là đứa trẻ ưa vận động và không dám chơi những trò mạnh bạo
mà những đứa khác thích chơi. Nhưng tôi cũng muốn thử sức một
lần.
Tôi rơi từ trên xà ngang xuống đất và đau nhói cánh tay. Tôi cố
ngồi dậy nhưng tay không gượng nổi và gục xuống. Tiếng cười vui
của bọn trẻ quanh tôi vang lên đầy giả tạo. Tôi muốn thét lên. Nước
mắt chảy dài trên má nhưng tôi không kêu nổi thành tiếng. Mãi
cho đến khi một đứa bạn học chạy đến tôi mới nhờ được nó gọi giáo
viên. Con bé kia chạy đến chỗ cô giáo nhưng cô bảo nó nói với tôi
rằng tôi muốn gì thì phải đích thân đến nói với cô.
Tôi cố đứng dậy một lần nữa nhưng không nhúc nhích nổi vì tay
lại nhói đau. Tôi nằm bất động dưới đất. Mãi một lúc sau giáo viên
lớp khác mới đến đỡ tôi dậy. Tôi nghiến răng và chẳng kêu ca gì.
Tôi không muốn làm phiền ai. Sau đó, cô giáo của tôi cũng nhận ra