Trong thời gian đó, tôi chỉ gặp bố vào những dịp cuối tuần hoặc
khi bố đón tôi cùng đi giao hàng. Bố tôi cũng lại yêu sau khi rời mẹ
tôi. Bạn gái của bố tử tế nhưng dè dặt. Có lần cô ta thổ lộ với tôi,
“Giờ thì cô biết tại sao con lại khó chịu như vậy. Bố mẹ không
thương con.” Tôi lớn tiếng phản ứng, nhưng lời nhận xét đó đã ám
ả
nh tâm hồn tuổi thơ đầy thương tổn của tôi. Có lẽ cô ta nói đúng?
Dù gì cô ta cũng là người lớn, mà người lớn lúc nào cũng nói đúng.
Tôi không thể xua ý nghĩ đó ra khỏi đầu suốt bao nhiêu ngày
trời.
Khi lên chín tôi bắt đầu dùng thức ăn để xoa dịu nỗi ức chế của
mình. Tôi chưa bao giờ mảnh khảnh và lớn lên trong một gia đình mà
thực phẩm đóng vai trò lớn lao. Mẹ tôi là loại phụ nữ có thể ăn thỏa
thích mà chẳng lên cân. Có lẽ đó là do hoạt động cực độ của tuyến
giáp hoặc do bản tính năng động của bà. Bà ăn bánh mì cắt lát với
thịt mỡ rán và bánh ngọt, thịt heo quay với rau và bánh mì kẹp thịt.
Bà chẳng lên cân một tí nào và luôn miệng kể không biết chán với
mọi người: “Tôi muốn ăn gì thì ăn,” bà vừa kể vừa cầm một lát bánh
mì to tướng trên tay. Tôi thừa hưởng ở mẹ tinh thần ăn uống vô độ,
nhưng lại không có khả năng tiêu tán hết chừng ấy calorie.
Ngược lại, bố tôi lại mập đến độ lúc còn bé tôi cảm thấy ngượng
ngùng bị bắt gặp đi với bố. Bụng của bố to đến độ da căng ra như
bụng bà bầu tám tháng. Khi bố nằm trên ghế dài, bụng của bố
nhô lên như một quả núi, và lúc còn bé tôi thường vỗ vào đó để hỏi,
“Chừng nào em bé chào đời?” Bố tôi thường cười hồn hậu. Đĩa của
bố lúc nào cũng chất đầy thịt, và bố ăn rất nhiều bánh bao to
tướng, nhúng trong một đại dương nước xốt. Bố ngoạm hết những
phần ăn khổng lồ và vẫn cứ ăn thậm chí khi không còn đói.