Đúng lúc ông quát câu đó thì cánh cửa ra vào kêu “ting ting”. Yoshio tặc
lưỡi quay ra tiệm. Tuy vợ không trả lời nhưng trước mắt ông hiện lên rõ
mồn một cảnh bà miễn cưỡng hưởng ứng theo con: “Mẹ biết rồi, mẹ biết
rồi” khi con bé gọi điện về nhờ vả: “Mẹ nhớ giữ bí mật với bố cho đến khi
con đặt vé máy bay xong xuôi đấy nhé.”
Bước vào tiệm là cậu bé hàng xóm học cấp 1 gần đây còn được mẹ đưa
đến, trông cậu bé dễ thương như búp bê Nhật mặc áo giáp sắt, nhưng có vẻ
như hồi nhỏ không mấy khi được mẹ bế bồng nên phần sau đầu nhọn hoắt
trông đến buồn cười.
Dù vậy vẫn chịu đến tiệm hớt tóc gần nhà như cậu bé này là còn tốt. Lên
cấp ll, cấp III, chúng bắt đầu đỏm dáng, ít đến hơn với lý do: “Con muốn
nuôi tóc dài, cắt tóc ở tiệm đó nhà quê lắm”, đến lúc nhận ra thì cứ cuối
tuần chúng lại lên tàu Nishitetsu đi cắt tóc tại một salon hợp mốt đã đặt chỗ
trước ở Hakata.
Hôm nọ, khi Yoshio kể chuyện đó tại Hiệp hội cắt tóc - làm đẹp của
thành phố, bà chủ tiệm Lily đang uống shochu bên cạnh cắt ngang: “Lũ con
trai còn đỡ. Mấy đứa con gái ấy à, chả cứ gì cấp ll, thời bây giờ chúng đến
salon Hakata từ hồi cấp I ấy chứ.”
“Bà cũng điệu đà từ bé còn gì. Trách sao được mỗi bọn trẻ bây giờ.”
Ông Yoshio đùa cợt kiểu không ngại ngần giữa những người đồng trang
lứa.
“Thời chúng ta làm gì có salon ở Hakata đâu, tôi toàn một tay cầm lô tự
cuốn trước gương hai ba tiếng đồng hồ đấy chứ.”
Thấy Yoshio cười, một vài người đang uống gần đó tay cầm cốc, góp lời:
“Chuyện hai mươi năm trước rồi đấy nhỉ.”
Xét về tuổi tác thì thế hệ ông Yoshio có nhỉnh hơn một chút nhưng đúng
là cô Matsuda Seiko ấy đã lớn lên từ con phố này. Nhớ lại thời đầu thập
niên tám mươi đó, Yoshio lại thấy thành phố Kurume giờ đã trở nên buồn