không ngừng, và tranh đấu đưa đến phiền não khổ đau. Và có đau khổ mới
có sức mạnh và chí khí”.
“Để làm gì? Để đi đến đâu?”
“Để dễ bề chịu đựng gian khổ ở đời”.
“Thật là một hình ảnh đen tối! Có khác gì luyện võ để tranh tài mà lại biết
mình tất thua”.
Hắn nói, “Còn có cái như thoát tục chẳng hạn”.
“Nhưng phải chăng đó là một giải pháp?”
“Có người thì lấy đó làm một giải pháp, có người không. Đôi khi ta đâu
chọn được”.
“Thẳng thắn mà nói, chúng ta thật ra có cái gì gọi là chọn không?”
Hắn suy nghĩ một lúc trước khi trả lời.
“Có, tôi tin rằng chúng ta được chọn một phần nào, nhưng ít hơn như người
ta tưởng. Trong giới hạn số mệnh của ta, ta được tự do chọn. Chính ở đây
chiêm tinh mới rất ư quan trọng: khi đã ý thức được ta sinh ra trong cảnh
ngộ nào, điều mà chiêm tinh phơi bày rất rõ, ta không chọn cái không thể
chọn”.
Tôi nói, “Đời sống các bậc vĩ nhân hầu như nói ngược lại”.
“Thì như anh nói, hầu như thế. Nhưng có nghiên cứu lá số họ ta phải công
nhận điều rằng họ chỉ có thể chọn như họ đã chọn. Những gì ta chọn hay
muốn khi nào cũng phù hợp với tâm tình ta. Đứng trước cùng một thắc
mắc, Napoléon hành động một đàng, và Saint Paul hành động đàng khác”.
Tôi ngắt lời: “Phải, phải, tôi biết. Và tôi cũng biết, cũng tin rằng Saint
Francis vẫn là Saint Francis, Saint Paul là Saint Paul, và Napoléon là
Napoléon, dù họ rất uyên thâm về chiêm tinh. Để hiểu các vấn đề của ta, để
có thể đi sâu vào chúng, để loại bỏ những vấn đề không cần thiết, tất cả
những cái kia thực sự tôi không còn quan tâm. Sống là một gánh nặng,
sống là một chiến trường, sống là một vấn đề - nói thế là chỉ nhìn đời theo
một khía cạnh nào đó thôi. Hai câu thơ thường khi nói ta biết nhiều, cho ta
được nhiều hơn là cả một tập sách dày cộm của một nhà học giả. Muốn làm
cái gì thật sự có ý nghĩa, người ta cần thi hóa nó. Cái duy nhất tôi tìm ở
chiêm tinh, hay ở bất cứ cái gì khác, gọi là đáng tìm, cái đó là coi nó như