Vậy thẳng thắn nghĩa là gì? Thẳng thắn là khả năng thực hiện những phê
bình tích cực, quan tâm và có mục đích - đối nghịch lại với những trận chiến
ồn ào, xoi mói, hay thậm chí đơn giản là quay lưng lại và không thèm nhắc
đến vấn đề. Đối với tôi, thẳng thắn là món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể
cho đi nếu quả thật nó xuất phát từ một nơi mà bạn đủ quan tâm đến người
kia đến mức muốn họ hoàn thiện hơn. Ngoài ra nó cũng là một con đường
hai chiều - bạn cần phải nói sự thật với người khác, và được nhận lại cũng
sự thật.
Tuy nhiên có một vấn đề lớn nhất mà tôi thường gặp phải khi làm việc với
khách hàng trên khắp thế giới là sự vắng bóng của quá trình giao tiếp cởi
mở, trung thực, tôn trọng và nghiêm túc. Trong thế giới kinh doanh, thiếu
vắng sự thẳng thắn chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả tệ hại mà tôi biết -
và cũng là thủ phạm chính đứng sau một thứ được gọi là “chính trị trong nơi
làm việc”. Thiếu thẳng thắn và cởi mở đưa đến oán giận và những hành vi
tấn công thụ động.
Vậy tại sao chúng ta không muốn lắng nghe sự thật? Vì nó làm ta đau đớn!
Chúng ta lo lắng nếu nghe một điều gì đó đi ngược lại với hình ảnh mà
chúng ta đã dày công xây dựng. Tương tự như vậy, chúng ta sợ phát khiếp sẽ
làm phật lòng ai đó nếu phải nói sự thật. Kết quả là chúng ta cứ im lặng,
không bình luận, che giấu ý kiến của mình, nói giảm nói tránh trong những
lời phê bình hay phản hồi, rào trước đón sau bằng một bối cảnh tích cực hơn
(và đôi khi chúng ta thậm chí còn nói dối). Thẳng thắn với nhau có thể làm
chúng ta mất đi lòng tự trọng, mất việc, hay mất bạn bè. Thẳng thắn quả thật
đầy rủi ro!
Nhưng đây đều là những nỗi sợ có thể hiểu được.
Đồng nghiệp của tôi tại Greenlight Research, Tiến sĩ Mark Goulston, nói:
“Một phần lý do tại sao chúng ta không muốn nghe sự thật là vì chúng ta sợ
rằng nó sẽ ảnh hưởng lan truyền đến toàn bộ cuộc đời ta. Như thể nếu tôi sai
về một điều, tôi có thể sai về toàn bộ mọi thứ! Thực tế, mỗi người đều có
một số điều sai và một số điều đúng. Mỗi người đều giỏi về một số mặt, và