Tạo điều kiện thuận lợi để hiểu được quan điểm của mọi người. Họ
lắng nghe chăm chú, không chỉ biết đợi đến lượt mình mới nói, và
thường là người điều tiết cuộc trò chuyện nhờ hiểu rõ nhu cầu, mong
muốn, lo ngại của các bên. Họ không sợ phải thể hiện quan điểm của
mình, vì vậy họ nêu lên một cách trung thực những gì đã nghe, cảm
nhận cá nhân và suy nghĩ ẩn ý sau những lời nói này.
Có khả năng triển khai những giải pháp chất lượng cao hơn. Họ nói
thẳng nói thật (không che giấu thông tin hay làm chính trị trong văn
phòng), nên những người khác tin tưởng rằng họ sẽ đưa ra những giải
pháp cân bằng, không thiên vị.
Có nhiều khả năng xây dựng và giữ mối quan hệ vững bền. Người ta
không lo lắng những người này nghĩ gì về họ hay ý kiến của họ - và vì
thế, người ta dễ dàng xây dựng mối quan hệ tin cậy với họ mà không e
ngại có gì ẩn ý bên dưới bề mặt.
Có năng lực và được tôn trọng hơn. Người ta tôn trọng sự thật mặc dù
người ta có thể không thích nghe. Điều thú vị là những người minh
bạch thường không mất nhiều thời gian lòng vòng, thay vào đó họ đi
thẳng vào vấn đề cần giải quyết.
Cách đúng và sai để thẳng thắn trong công việc
Những tổ chức và nhà lãnh đạo mà FG tư vấn thường đánh giá cao sự thẳng
thắn; tuy nhiên họ tiếp cận nó không đúng hướng.
Hướng sai lầm
Đầu tiên là “phỏng vấn thôi việc”, một hành động quen thuộc trong tổ chức.
Khi một nhân viên thôi việc, anh ta ngồi trước bàn của nhân sự và được
khuyến khích đưa ra đánh giá trung thực về công việc của anh ta vì lợi ích
bản thân mà cũng vì lợi ích của công ty. Giả định, dĩ nhiên, là khi người làm
công không còn gì để mất, họ sẽ nói thẳng suy nghĩ của mình mà không sợ
bị trả thù. Nhưng cách làm này có hiệu quả không?
Khi công ty đợi đến khi nhân viên thôi việc (hoặc bị đuổi) để lắng nghe họ
thật sự cảm nhận và nghĩ như thế nào, lúc này đã quá trễ để sửa chữa vấn đề