không giỏi lắm về một số mặt khác. Một khi chúng ta thừa nhận rằng những
điểm yếu sẽ không phủ định những điểm tốt của mình, chúng ta có thể phân
loại các chỉ trích và không để nó xâm chiếm toàn bộ con người mình”.
Giá trị của thông tin toàn diện
Để có thể nghe được sự thật từ mọi người, những hành động, hành vi của
chúng ta phải thể hiện thái độ tìm đến người khác để hình thành một hội
đồng cố vấn tin cậy.
Thứ nhất, điều quan trọng là chúng ta phải biết được thực tế, để từ đó chúng
ta có cơ hội thay đổi hành vi của mình nếu đang hành xử một cách không
đúng đắn hay chưa hợp lý.
Thứ hai, cuối cùng thì sự thật cũng không đi đâu cả. Nếu bỏ qua, nó sẽ quay
lại cắn bạn. Đè nén nó, chắc chắn thế nào nó cũng thoát ra hay bùng phát -
thường lại vào lúc tệ hại nhất - khiến cho kết quả làm việc của bạn về lâu dài
chỉ đạt mức tầm thường. Rất nhiều người làm việc với giả định rằng nếu cứ
câm nín, tránh xa những chỗ dầu sôi lửa bỏng, che đậy cảm nghĩ thật của
mình, thì mọi thứ rồi sẽ đâu vào đó. Nhưng xin lỗi, vấn đề chỉ tồi tệ hơn mà
thôi khi ta bọc kín chúng.
Thứ ba, không dám thẳng thắn là đặt dấu chấm hết cho thành công về lâu dài
của chúng ta. Những nghiên cứu thực hiện từ thập niên 1970 cho thấy những
người tránh xa xung đột phá hỏng cả mối quan hệ và thành công của họ.
Thẳng thắn đòi hỏi phải tham gia vào những tranh luận thật sự, căng thẳng,
và thể hiện quan tâm. Những nhân viên tránh né sự thẳng thắn chân chính có
thể bị tách biệt về mặt xã hội với những người xung quanh.
Thiếu minh bạch có thể ảnh hưởng xấu đến mọi khía cạnh trong đời sống
của bạn, từ công việc đến gia đình, dù đó là một anh chàng đi ngủ mà vẫn
bực tức với vợ hoặc một người mẹ làm ngơ khi con gái mình liên tục không
tuân theo quy định gia đình.
Ngược lại, những người chấp nhận minh bạch: