AI CHE LƯNG CHO BẠN - Trang 194

năng lực mới. Mục đích không phải là để tìm một người thắng cuộc. Một ví
dụ điển hình xuất hiện trong đầu tôi là các vận động viên quyền anh luyện
tập nghề bằng cách tham gia vào những buổi đấu tập như thế này. Mang vào
người những thiết bị bảo vệ, các vận động viên quyền anh bước lên sàn đấu
và tham gia vào một trận đấu mà đối với người thường là không có quy
định, luật lệ gì cả. Những ai hiểu biết, tuy vậy, đều biết rất rõ về nhiều quy
định ràng buộc đối với điệu múa được dàn dựng tinh tế này.

Kinh nghiệm của những đối tác tham gia vào trong quá trình học hỏi qua lại
này rất thú vị, một kinh nghiệm cần thiết và hữu ích đối với vấn đề hỗ trợ
đồng đẳng. Điều này có nghĩa là sau khi chúng ta đã xác định tầm quan
trọng của việc phải đưa mọi người vào trong quá trình xác lập mục tiêu và
những giai đoạn khác trong quá trình hoàn thiện cá nhân, chúng ta cũng cần
phải đưa ra một dạng cơ cấu để những nhà cố vấn tin cậy của bạn có thể
phản hồi theo một cách an toàn và có tính giáo dục.

Đấu tập là một bài tập cực kỳ quan trọng, căng thẳng hơn rất nhiều (nhưng
cũng giúp ích rất nhiều để đạt một mục tiêu cụ thể) so với tranh luận trong
một bữa ăn tối chậm. Và mặc dù những cú đánh qua lại trong trận đấu tập có
thể trở nên nóng nảy, bản chất của việc có qua có lại này giữa bạn và nhà cố
vấn là hoàn thiện và học hỏi, thay đổi và trưởng thành. “Bạn cần có ai đó nói
với mình, ‘Này, anh làm thế này là sai rồi’, đó vốn không phải là một điều
dễ nói,” Kirk Aubry nhận xét. “Và sau đó bạn cần có một người khác nói
với mình, ‘Anh phải làm thế này mới đúng.’”

Nếu thực hiện hợp lý, đấu tập, cũng giống như Bốn Đặc điểm tư duy, sẽ tạo
ra một con đường hai chiều. Kirk cho rằng mình đã học được rất nhiều khi
giúp đỡ người khác trong những thách thức và khó khăn của họ, không khác
gì lúc tự mình đi tìm lời khuyên. Đấu tập không lệ thuộc vào người nào
nhiều kinh nghiệm hơn hay có địa vị cao hơn. Khi đấu tập hiệu quả, cả hai
bên đều ra về với những hiểu biết mới và phản hồi từ người kia.

Cách này cũng giống như kinh nghiệm của Shinichi Suzuki, nhạc công
violon người Nhật đã phát triển phương pháp Suzuki để giảng dạy nhạc lý
hiện nay được áp dụng khắp nơi trên thế giới. Suzuki tin rằng nếu được ủng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.