đối với người cho, nhưng chính họ mới là người phân tích và đưa ra quyết
định cuối cùng về thông tin này.
5. Đừng phản đòn thái quá
Đấu tập có thể trở nên căng thẳng, thậm chí là công kích nhau, bởi vì đôi khi
bạn cần phải đảm bảo rằng người kia thật sự lắng nghe tiếng nói của bạn!
Greg Seal - tôi đã từng nhắc đến trước đây rằng ông ấy có biệt hiệu “Thiên
Lôi” - là một người rất giỏi làm điều này. Ông ấy sẽ la hét, đập bàn nếu ông
ấy cho rằng tôi không lắng nghe, bỏ qua một ý kiến nhận xét, hay chưa phân
tích đến nơi đến chốn, hay chưa hiểu hết tầm quan trọng của vấn đề. Sự nổi
giận của ông không phải theo kiểu cứ-làm-theo-lời-tôi, mà thiên về dạng
làm-ơn-lắng-nghe-tôi. Greg quan tâm nên mới lên giọng để đảm bảo rằng tôi
không theo đuổi những suy nghĩ riêng và tập trung. Một hình thức thể hiện
quảng đại. Đúng thế. Tuy nhiên người kia phải nói rõ rằng họ nổi giận
không phải vì bạn bất đồng mà vì bạn đang bỏ qua một điểm quan trọng. Chỉ
nên thực hiện đấu tập nếu người yêu cầu có thể hiểu được bản chất có qua
có lại và có khả năng đón nhận nó một cách tích cực. Bạn không muốn tham
gia đấu tập với một người sẽ bắt bạn câm mồm, bịt tai không lắng nghe và
trở nên phòng thủ.
6. Dành thời gian để lắng nghe có suy nghĩ
Trong khi người kia đang phát biểu, đừng ngắt ngang. Một kỹ năng mà tôi
học được nhiều năm trước đây trong một hội thảo về lãnh đạo là “lắng nghe
chủ động”. Lắng nghe chủ động không chỉ đơn thuần là lắng nghe mà còn
lặp lại những gì bạn vừa được nghe, nhằm làm rõ bất cứ thắc mắc nào đồng
thời cũng khẳng định lại rằng bạn thật sự đã nghe những gì người kia nói.
Tôi không biết bạn thì thế nào, nhưng bất cứ ai đã từng xây dựng mối quan
hệ đều biết rằng 99% các vấn đề giữa chúng ta và đối tác đều xuất phát từ
vấn đề giao tiếp. Lắng nghe chủ động nhằm giảm tối thiểu sự nhầm lẫn và
hỗn loạn để tạo nên một đường giao tiếp dễ dàng.
Hãy thử làm điều này vài lần. Chọn một vấn đề đang xảy ra giữa bạn với
một người quan trọng trong đời bạn hay một người cộng tác kinh doanh.