những biện pháp tích cực để điều chỉnh chúng. Thông thường, những hành
vi níu chân chúng ta xuất phát từ một nhu cầu tiềm thức được đứng yên ở vị
trí hiện tại, vô hình trung tạo ra một tấm trần bằng kính mà tự thân chúng ta
không thể đẩy ra được.
Greenlight Research đã thu thập một danh sách những nhóm người đã thiết
lập trần kính cho bản thân, dựa trên quan sát của chúng tôi về những thách
thức thường gặp đang gây cản trở cho khách hàng - và trên thực tế, chính
các khách hàng cũng đã đóng góp thêm vào danh sách này. Bạn có nhận
thấy mình thuộc vào nhóm nào không?
Người tự nghi ngờ bản thân. Bạn biết dạng người mà tôi đang đề cập
này - những người có cái tôi quá nhỏ so với công việc mà họ được giao
thực hiện. Đối với nhân viên, anh chàng có thể là sếp, nhưng bên trong
anh ta vẫn luôn tự hỏi mình: Chuyện gì xảy ra nếu một ngày nào đó
mọi người phát hiện ra rằng tôi chỉ là một kẻ giả danh?
Người tư duy đen-và-trắng. Cứng nhắc? Người này có thể viết cả một
cuốn sách về nó. Nếu mọi thứ không được suôn sẻ như mong muốn,
anh ta bị đóng băng, không thể xoay chuyển hay luồn lách. Lý luận
cứng nhắc khiến anh ta không thể làm việc hiệu quả trong nhóm - và sự
kiên định phải làm theo ý mình khiến cho việc hợp tác là không thể.
Người bi quan. Anh chàng này lúc nào cũng nhìn thấy chiếc ly chỉ còn
một nửa và có khuynh hướng chống lại bất cứ sự thay đổi nào, cho rằng
kết quả của thay đổi có khi còn tồi tệ hơn! Khi mà cán cân lúc nào cũng
nghiêng về phía phản đối thay đổi, thì chẳng có gì thay đổi cả!
Người cầu toàn. Người cầu toàn đặt ra những tiêu chuẩn cao không thể
tả. Sự cầu toàn trở thành một rào cản thay vì là phương tiện để đạt mục
tiêu. Anh chàng quá khắt khe ngay cả trong những chuyện nhỏ nhặt và
không thể chấp nhận sai lầm hay sai sót dù là của bản thân hay của
người khác.
Nạn nhân. Cá nhân trong nhóm này thường cảm thấy mình bất lực khi
đối diện thách thức hay giải quyết vấn đề. Khi giải quyết thách thức, họ