tìm cách đổ lỗi cho người khác và nhận thấy tình huống luôn vượt tầm
kiểm soát của mình.
Người tránh rủi ro. Họ cảm thấy bất an và cố gắng tránh né tối đa các
tình huống hay quyết định có thể dẫn đến thất bại hay thua cuộc trong
tương lai.
Người tranh đấu. Họ cảm thấy bị cô lập hoặc tách biệt khỏi mọi người,
nên rất mong muốn những nỗ lực của mình được chú ý. Họ tìm đến
những tình huống hỗn loạn hay khó khăn - hoặc thậm chí đôi khi còn đi
xa đến mức tạo ra những tình huống này.
Người tránh mâu thuẫn. Họ cảm thấy mình phải có trách nhiệm tạo
hạnh phúc cho mọi người, vì thế họ tránh thể hiện sự bất đồng, thay đổi
những chủ đề nhạy cảm, hoặc hoàn toàn tránh đề cập đến những chủ đề
này.
Người làm việc quá mức. Dạng người này lo sợ thất bại hay bị hạ nhục.
Họ bị thúc đẩy bởi cảm giác mình thấp kém, vì thế có khuynh hướng
nhận làm quá nhiều, đến mức trở thành một kẻ nghiện công việc.
Người làm việc dưới mức. Dạng người này thay vì cố gắng và thất bại,
lại không tin vào bản thân và vì vậy thà không dốc sức ngay từ đầu.
Người này thường xuyên không đạt được kỳ vọng của bản thân hay
mọi người.
Người gây xấu hổ. Dạng người này tìm giải pháp cho cảm giác bất an
của mình bằng cách đổ lỗi cho người khác. Anh chàng này có khuynh
hướng hạ nhục, làm cho người khác xấu hổ để che đậy nỗi sợ thất bại
của bản thân mình.
Người sửa sai. Người sửa sai cảm thấy mình giỏi hơn tất thảy mọi
người, vì vậy họ ghét điểm yếu của người khác và cảm thấy mình lúc
nào cũng phải dọn dẹp sai lầm của mọi người.
Người bắt nạt. Người bắt nạt che lấp cảm giác giận dữ và bất an bằng
cách nổi giận với thế giới. Anh chàng này che lấp cảm giác đơn độc
trong thế giới bằng cách nổi giận và bắt bẻ người khác.
Người lẻo mép. Đây là dạng người lúc nào cũng trong tình trạng đối
phó. Trong mối quan hệ với mọi người, anh chàng này tỏ ra là một