4. Hạ nhiệt căn phòng (đừng tạo kịch tính). Tránh tấn công cá nhân. Tập
trung vào hành vi làm bạn khó chịu. Ví dụ, hãy nói: “Tôi cảm thấy
phiền vì anh hay quấy rầy tôi,” chứ không phải là “Tôi ghét anh”. Điều
này giúp cho buổi đối thoại được đặt trên nền tảng là sự quan tâm, chứ
không phải đối đầu.
5. “Tôi xin đề nghị là…” Tránh những câu chữ tuyệt đối tạo ra người
thắng kẻ thua.
6. Dữ liệu có sức mạnh. Đừng chỉ nên nói về đánh giá và cảm xúc của
mình. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn dựa vào dữ liệu, và những thay đổi
bạn muốn nhìn thấy.
7. Kiểm tra bằng thực tế. Nếu cả hai người không đồng tình về những gì
xảy ra, hãy đưa một thành viên khác làm người hòa giải.
8. Tiếp tục đào sâu. Nếu vấn đề không đơn thuần chỉ là giao tiếp, hãy đào
sâu hơn những triệu chứng để tìm vấn đề cốt lõi. Phải chăng những bực
bội, phiền hà nhỏ nhặt là dấu hiệu của một cái gì khác sâu xa hơn? Ví
dụ, nếu một người nào đó có thái độ tiêu cực quá mức và làm phật lòng
người khác, vấn đề cốt lõi có thể là vì nhóm chưa thật sự công nhận
người này.
Một đề nghị sau cuối
Hãy vui vẻ! Chìa khóa chủ đạo để tạo sự bền vững cho nhóm trước tiên và
trên hết là giá trị chuyên nghiệp mà nhóm mang lại. Nhưng một yếu tố cũng
không kém quan trọng là sự vui vẻ các bạn chia sẻ khi bên nhau. Bạn hoàn
toàn có quyền đưa vào buổi họp một chút hài hước. Đừng lo ngại đôi khi
buổi họp hơi thiên về tán gẫu hơn là công việc. Hãy để mọi người gần gũi
nhau về những chủ đề họ quan tâm hơn là vấn đề nghiêm túc của phát triển
và thay đổi.
Còn bây giờ, hãy mạnh dạn và hãy bắt đầu!
Biến đổi môi trường làm việc