Thật thiếu khôn ngoan khi đưa ra các giả định về những người khác,
ngay cả khi họ gần gũi với bạn. Deb Ingino, nhà sáng lập kiêm tổng giám
đốc của mywiredstyle.com, đã kể cho tôi nghe về một người mẹ đơn thân
trẻ tuổi từ một hội thảo làm cha mẹ mà cô hướng dẫn, người đã đưa ra các
giả định khi nói đến con trai mình. Người mẹ thường nói với cậu con trai
rằng cậu giống hệt cha. Vấn đề là cha của cậu bé đang ở tù và người mẹ
thường nói những điều tiêu cực về anh ta. Người mẹ cho rằng con trai mình
biết rằng cô yêu thằng bé và cô đang nói về các đặc điểm tính cách của nó.
Nhưng những lời nhận xét đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến cậu bé, nên cô đã
thay đổi cách tương tác của mình và có chủ đích hơn trong cách kết nối với
con trai mình. Deb nói: “Bây giờ, cô ấy đã tìm cách khám phá những gì
thằng bé biết, nuôi dưỡng thế mạnh của nó, động viên thằng bé và thấy một
sự cải thiện đáng kể trong hành vi của cậu và mối quan hệ của họ.”
Bạn có đưa ra các giả định về mọi người – dựa trên học vấn, nghề
nghiệp, chủng tộc, giới tính, tuổi tác, quốc tịch, chính trị, tôn giáo, hoặc các
yếu tố khác? Bất cứ khi nào nhanh chóng đưa ra giả định, bạn sẽ thôi chú ý
đến mọi người và bỏ lỡ các đầu mối sẽ giúp bạn tìm ra điểm chung với họ.
Khi điều đó xảy ra, sẽ rất khó khăn trong việc kết nối.
“Tất cả những sai lầm trong giao tiếp là kết quả của các giả định khác
nhau.”
– Jerry Ballard
2. Ngạo mạn – “Tôi không cần biết người khác biết gì, muốn gì và
cảm nhận ra sao.”
Người kiêu ngạo hiếm khi gặp gỡ những người khác dựa trên điểm
chung. Bởi họ không nỗ lực – họ tin rằng họ không cần phải thế. Họ nghĩ
mình ở đẳng cấp cao hơn so với mọi người và không muốn hạ mình ngang
hàng với những người khác. Họ hy vọng tất cả mọi người sẽ tìm cách để
được ngang hàng với họ.
Một trong những “bí kíp” để hiểu người khác là xem xét quan điểm của
họ. Chánh án tòa án tối cao Louis D. Brandeis thừa nhận: “9/10 những