07: CÁC NHÀ KẾT NỐI ĐƠN GIẢN
HÓA NHỮNG VIỆC KHÓ KHĂN
V
ài năm trước, tôi được phỏng vấn trong một chương trình truyền hình.
Người dẫn chương trình đã cầm một vài cuốn sách của tôi và nói: “John, tôi
đã đọc một vài cuốn sách của anh và tất cả đều rất đơn giản.” Giọng điệu,
ngôn ngữ cơ thể và phong cách của anh ta cho tôi và khán giả thấy rõ đó
không phải là một lời khen ngợi!
Tôi trả lời: “Đúng vậy. Các nguyên tắc trong các cuốn sách của tôi rất dễ
hiểu. Nhưng chúng không phải lúc nào cũng dễ áp dụng.” Khán giả vỗ tay
và anh ta thừa nhận rằng tôi đã đúng.
ĐƠN GIẢN THÌ SAO?
Ronnie Ding đã nói với tôi rằng sau buổi thuyết giảng tại nhà thờ, mục
sư đã bắt tay các thành viên của giáo đoàn và một trong số họ đã nhận xét
về bài thuyết giảng của ông rằng: “Thưa mục sư, ngài còn thông minh hơn
cả Albert Einstein.”
Vị mục sư rất đỗi ngạc nhiên và hãnh diện với lời nhận xét đó, nhưng
ông không biết phải đáp lại ra sao. Thực tế, càng nghĩ nhiều về lời nhận xét
đó, ông càng hoang mang. Chủ nhật sau đó, ông đã quyết định hỏi người
đưa ra nhận xét về ý nghĩa của nó.
“Ngài thấy đấy,” người đàn ông trả lời: “Albert Einstein đã viết một thứ
quá khó hiểu đến mức chỉ có 10 người có thể hiểu được nó lúc đó. Nhưng
khi ngài thuyết giảng, ai cũng hiểu.”
Nhiều người, đặc biệt là một tác giả hoặc diễn giả tin rằng nếu ai đó đưa
ra những thông tin phức tạp hoặc văn bản diễn đạt bằng những lời lẽ to tát,
khó hiểu, thì người đó hẳn rất thông minh và đáng tin cậy xét theo khía
cạnh nào đó. Trong giới học thuật, điều này có vẻ đúng. Khi các sinh viên
không thể hiểu lời giáo sư, họ thường cho rằng đó là bởi giáo sư uyên bác