cũng cố gắng thuyết phục nhưng Sam không đổi ý. Anh ta không muốn
trích một xu nào trong khoản lương hàng tháng của mình.
Cuối cùng, chủ tịch công ty đã gọi Sam đến văn phòng của ông và nói:
“Đây là bản kế hoạch hưu trí mới. Anh có thể ký, hoặc hãy đi tìm việc mới
đi là vừa.”
Sam đã ký mà không do dự.
Vị chủ tịch hỏi: “Tại sao anh không ký từ trước?”
“Thưa ông,” Sam trả lời: “không ai giải thích rõ ràng cho tôi về nó như
vậy.”
Mọi người đều thích sự rõ ràng, ngay cả những người không phải là nhà
tư tưởng cũng vậy. Những người giao tiếp tốt mang lại cho họ sự rõ ràng
nhưng nhiều người lại giao tiếp theo cách vòng vo, không tập trung vào vấn
đề. Hiện tượng này diễn ra nhiều nhất khi các giám sát viên được một nhân
viên làm việc kém hiệu quả đưa ra lời kiến nghị. Dưới đây là một số ví dụ
về kiến nghị và ý nghĩa “thực sự” của chúng, được lựa chọn cho cuốn sách
Lexicon of Intentionally Ambiguous Recommendations (Tạm dịch: Từ điển
về các kiến nghị cố ý không rõ ràng) của Robert Thornton:
KIẾN NGHỊ
Ý NGHĨA
Cô ấy luôn đề cao quan điểm của tôi.
Cô ấy thường có hành động lấp liếm vấn đề.
Trong khi làm việc với chúng tôi, anh ta được mời hầu tòa vài lần.
Anh ta bị bắt nhiều lần.
Tôi rất vui mừng khi nói rằng ứng viên này từng là đồng nghiệp cũ của tôi. Tôi không thể nói với anh rằng tôi đã vui mừng thế nào khi anh ta rời khỏi công ty của tôi.
Bạn sẽ không bao giờ tin những lời giới thiệu của người phụ nữ này.
Cô ta làm giả gần như toàn bộ sơ yếu lý lịch của mình.
Anh ta luôn hỏi rằng liệu có việc gì cho anh ta làm không?
Chúng tôi cũng luôn tự hỏi vậy.
Bạn sẽ không bao giờ bắt được anh ta ngủ gật trong giờ làm.
Anh ta quá xảo quyệt.
Anh ta không biết ý nghĩa của từ “từ bỏ”.
Anh ta thậm chí còn không thể đánh vần nó.
Nếu bạn đang giao tiếp với những người khác, cho dù với một đứa trẻ,
chủ trì một cuộc họp, phát biểu trước một lượng lớn khán giả, thì mục tiêu
của bạn cũng nên là đi thẳng vào vấn đề ngay sau khi bạn thiết lập được kết
nối với mọi người và nỗ lực hết sức để gây ảnh hưởng đến người khác càng