dựa trên cam kết mang lại cho khán giả của mình và phải có khả năng thay
đổi cuộc sống của người khác. Đó là mục tiêu của tôi mỗi khi tôi viết một
cuốn sách hoặc chuẩn bị nói chuyện với khán giả.
Mỗi năm, tôi đều trở thành diễn giả cho các công ty và tổ chức khác
nhau. Thường thì, tôi cần trao đổi qua điện thoại với ai đó trong tổ chức
trước buổi nói chuyện để có thể nắm được các kỳ vọng của nhà tổ chức và
thông tin về khán giả. Mục tiêu của tôi là không bao giờ chỉ đơn thuần đưa
ra một bài phát biểu. Tôi muốn bổ sung giá trị cho mọi người. Và để có cơ
hội làm điều đó, những gì tôi nói và làm phải nằm trong bối cảnh của bức
tranh lớn hơn về mục đích, nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức. Tôi luôn
dành thời gian để khiến những gì tôi sắp nói phù hợp với thứ họ cần.
Sau khi phát biểu xong, tôi cũng dành thời gian để đánh giá xem tôi có
kết nối với khán giả và giúp được nhà tài trợ không. Tôi làm điều đó bằng
cách xem lại Danh mục kiểm tra Kết nối của tôi, trong đó bao gồm các câu
hỏi sau:
• Sự trọn vẹn – Tôi đã nỗ lực hết sức mình chưa?
• Kỳ vọng – Tôi có làm hài lòng nhà tổ chức của tôi không?
• Sự xác đáng – Tôi có hiểu và thuyết phục được khán giả không?
• Giá trị – Tôi có bổ sung giá trị cho mọi người không?
• Áp dụng – Tôi có cung cấp cho mọi người một kế hoạch cho sự thay
đổi không?
• Thay đổi – Tôi có tạo ra sự khác biệt không?
Nếu có thể thành thật trả lời “có” cho những câu hỏi này, tôi cảm thấy
chắc chắn rằng kết nối của mình với khán giả là hiệu quả và có thể xứng
đáng với thời gian mà họ đã dành cho tôi.
Nếu bắt đầu bất cứ buổi diễn thuyết nào, bạn có thể sử dụng một danh
sách tương tự nhằm đảm bảo bạn đang làm mọi thứ để kết nối. Tuy nhiên,
ngay cả khi phát biểu trước đám đông không nằm trong những việc bạn
phải làm, vẫn có một nguyên tắc hữu ích dành cho bạn. Khi bạn chịu trách
nhiệm kết nối với những người khác và bạn quyết định chiều lòng mọi