Những điều chúng ta nói và cách chúng ta nói có sức ảnh hưởng rất lớn.
Mọi người phản ứng với ngôn ngữ chúng ta sử dụng. Từ ngữ chúng ta chọn
lựa để nói chuyện có thể cổ vũ hoặc khiến người giao tiếp với chúng ta thất
vọng. Chúng có thể tạo nên hoặc phá vỡ một thỏa thuận. Chúng có thể biến
một cuộc nói chuyện nhàm chán thành một khoảnh khắc đáng nhớ.
Khi nói chuyện trực tiếp với một người khác, tôi cẩn thận lựa chọn
những từ ngữ tích cực và truyền tải sự tự tin của mình đến họ, thậm chí
ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Khi nói chuyện với khán giả, tôi
cố gắng khiến những gì mình nói có sức thuyết phục và đáng nhớ. Như
Mark Twain đã nói: “Sự khác biệt giữa những lời gần đúng và những lời
đúng đắn thực sự là một vấn đề rất lớn – nó là sự khác biệt giữa con đom
đóm và một tia chớp.”
Cách ai đó nói cũng truyền tải rất nhiều thông điệp. Hershel Kreis, một
giám sát viên liên lạc khẩn cấp 911, giải thích: “Một trong những khiếm
khuyết đối với người trong nghề là chúng tôi chỉ có thể giao tiếp với những
người gọi đến bằng lời. Tuy nhiên, việc không thể nhìn thấy những người
gọi đến không ngăn chúng ta thu thập được thông tin và giao tiếp hiệu quả.
Chúng tôi có thể nghe được tốc độ của giọng nói, tiếng ồn xung quanh,
giọng điệu... chúng tôi không chỉ nghe giọng nói của những người gọi đến
mà còn kết nối họ mặc dù không có được mọi đầu mối không lời theo ý
muốn.”
Mọi người sẽ tiếp nhận được thông tin từ cách người khác nói. Đó là lý
do tôi chú ý nhiều đến cách nói trong quá trình trò chuyện. Giọng điệu,
ngôn từ, khối lượng, tốc độ – mọi thứ liên quan đến giọng nói của bạn
truyền tải một thông điệp nào đó và có khả năng giúp bạn kết nối hoặc ngắt
kết nối với những người khác khi bạn nói chuyện.
KẾT HỢP MỌI YẾU TỐ
Nghệ thuật giao tiếp vượt ra ngoài ngôn từ đòi hỏi khả năng tổng hợp cả
bốn yếu tố với nhau – sử dụng từ ngữ với cảm xúc đúng đắn trong khi khôn
ngoan thuyết phục và tạo ra ấn tượng trực quan thuyết phục. Tất cả những