mơ ngày thơ bé. Không chỉ có màu nhuộm, mà từ đôi giày da, chiếc lược bí,
sợi ruy băng lấp lánh, đến con dao, cái cuốc, cái liềm, tất cả đều phải đi đến tận
Songdo mới có thể mua được.
1 Đơn vị đo khoảng cách của Hàn Quốc. Một ri bằng 393m. (Toàn bộ chú
thích trong truyện là của người dịch).
Các bà các cô nhà khác trong làng đều đi lại Songdo. Riêng nhà chúng tôi,
chỉ có ông nội và các chú mới có đặc quyền ấy. Đó chính là điểm khác biệt
giữa nhà chúng tôi với các nhà khác. Ở thôn Parkjeok, ngoài nhà chúng tôi,
còn có một nhà khác nữa mà phụ nữ cũng không được đi Songdo. Hai nhà đều
mang họ Park và là họ hàng của nhau. Các nhà còn lại đều mang họ Hong và
bọn họ cũng là họ hàng của nhau. Mặc dù vậy, tên của ngôi làng vẫn là làng
Parkjeok. Ông nội tôi bảo chúng tôi là lưỡng ban
, còn bọn họ là thường dân.
2 Tầng lớp quý tộc dưới thời Korea (918-1932) và thời Choson (19321910).
Tôi không rõ những người làng nhìn nhận vai trò lưỡng ban của ông tôi thế
nào. Chỉ biết rằng từ xưa đến nay, quanh vùng Gaeseong, cái gọi là lưỡng ban
gì gì đó, chẳng hề được mọi người quan tâm. Có lẽ vì thế mà ông tôi thành ra
lập dị. Vì ông tôi không cho phép nên những người phụ nữ trong gia đình
không được tự do thoải mái đi lại Songdo, song không phải tất cả bọn họ đều
tuân phục ông nội tự đáy lòng. Có lúc tôi hỏi bà nội: “Lưỡng ban là gì hả bà?”
Bà tôi cười mỉm, bảo rằng: “Cái đó ấy à, đem ra bán có khi được hai lượng
rưỡi đấy”. Bà nội lại bắt đầu mỉa mai. Bà là người rất hay buông ra những câu
chế giễu. Ấy vậy mà, khi ở trước mặt ông tôi, lúc nào bà cũng tỏ ra cung kính
lễ phép. Không chỉ mỗi chuyện cấm đi Songdo, ông nội còn cấm luôn cả
chuyện ra đồng làm việc. Đó lại là một điểm khác biệt nữa giữa nhà tôi và các
nhà khác. Có vẻ như ông tôi cho rằng những điều đó cũng là cách hành xử của
một lưỡng ban.
Ở thôn Parkjeok có hai nhà lưỡng ban và khoảng mười sáu, mười bảy hộ
khác không phải lưỡng ban, nhưng lại không có sự phân cấp địa chủ hay tá
điền gì cả. Ngọn núi làng cao ngất với hai bên triền núi thoai thoải không có
lấy một tảng đá như đang dang rộng cánh tay ôm trọn lấy ngôi làng. Ngôi làng
trông như đổ dồn về phía trước với khoảng không là cánh đồng bao la. Trên
cánh đồng bát ngát ấy, các con suối chảy qua thật nên thơ, hệt như câu “Rì rầm
con suối kể câu chuyện ngày xưa” của nhà thơ Jeong Ji-yong. Ở nhà chúng tôi,