ngay cả khi muốn đi ra nhà xí, cũng phải bước qua một con suối nhỏ. Các con
suối nhỏ uốn lượn, gặp cánh đồng, bèn tụ lại thành những cái chuôm. Chúng
tôi gọi đó là giếng tù để phân biệt với giếng thơi. Giờ nghĩ lại, có khi phải gọi
đó là những hồ chứa nước nhỏ mới đúng. Cả một vùng đất trồng trọt rộng lớn,
chưa từng biết đến mất mùa là gì ấy, đều do những người làng tôi sở hữu.
Chẳng có nhà nào độc chiếm đất đai, mà cũng không có nhà nào không có đất.
Mọi người đều là những nông dân tự canh tự tác, tất cả đều cần mẫn chăm chỉ,
và không bao giờ biết lo đến cái ăn suốt cả năm trời.
Tám năm lớn lên trên mảnh đất ấy, tôi không có cơ hội để biết được rằng
trên đời này có người giàu và kẻ nghèo. Tôi cũng chẳng mấy khi có dịp cùng
lũ bạn nắm tay rong ruổi sang các làng khác. Cánh đồng làng mênh mông phía
trước, dù chúng tôi có đi bao xa cũng chẳng thấy có làng khác xuất hiện. Phải
vượt qua dãy núi phía sau mới có làng bên cạnh và chắc rằng phong cảnh ở các
làng khác cũng không có gì lạ lẫm cả. Ở hai bên cánh đồng ấy, các ngôi nhà
nằm xen nhau, ôm gọn lấy chân núi. Cánh đồng làng trải rộng tựa như một tấm
váy rực rỡ nhiều màu sắc. Tất cả cuộc sống đối với tôi là như thế.
Tôi vẫn ngỡ rằng dù có vượt qua quả đồi, đi qua con suối thì tất cả vẫn là đất
của người Triều Tiên
và chỉ có người Triều Tiên ở đó. Nhưng rồi lần đầu tiên
tôi được nghe đến một cái tên lạ lẫm của một đất nước vô cùng xa xôi, đó là
“Đức quốc”. Mãi sau này tôi mới biết người ta gọi nước Đức là “Đức quốc”,
nhưng ngay cả khi chưa biết điều ấy, một đất nước bên ngoài mà lần đầu tiên
tôi được nghe đến ấy đã đủ khiến tôi thấy thật kỳ bí. Gần đến những dịp như
Chuseok
hay Tết âm lịch, ông nội thường mang màu nhuộm ở Songdo về.
Ông rút ra một túi giấy hình vuông, trong đó đựng màu nhuộm và bảo: “Màu
của Đức quốc đấy”. Màu đỏ được đánh dấu đỏ, màu xanh được đánh dấu xanh.
Con dấu chỉ bằng con tem bưu điện được gấp chéo lại thành những hình tam
giác, trơn bóng, màu cũng rất thật, y như màu tự nhiên của những cánh hoa.
Tôi cũng không rành lắm nhưng lại vô cùng háo hức mỗi khi nhìn thấy màu
nhuộm của Đức quốc. Có lẽ đó là hương vị của văn minh mà lần đầu tiên trong
đời, tôi được nếm thử.
3 Chỉ toàn bộ bán đảo Hàn. 4 Kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm của người Hàn
Quốc, diễn ra vào Rằm tháng Tám Âm lịch. Đây là ngày lễ diễn ra sau khi đã