buồn rười rượi: “Cả đời chẳng bao giờ uống rượu, giờ còn sinh thói rượu chè,
khóc lóc”. Một người chẳng bao giờ dám đi qua đầu giường lúc con trai đang
ngủ như mẹ tôi, chừng ấy thôi cũng là một sự nhiếc móc nặng lời. Nhưng tôi
lại cảm thấy hình như mẹ tôi còn lo sợ hậu họa của việc chuyển đảng hơn cả
người trong cuộc là anh tôi.
Thế nên mẹ tôi đã vô cùng hoang mang suốt một thời gian dài sau đó mà
anh tôi không hề hay biết. Có lúc tôi còn phát hiện ra thần sắc tựa như đang hối
hận và day dứt bất giác hiện hữu trên gương mặt của mẹ, khác hẳn với lúc mẹ
khăng khăng ép buộc anh tôi phải từ bỏ việc anh đang làm. Vừa lo cho an nguy
của đứa con trai bởi đó là những tư tưởng phản động bị luật pháp nghiêm cấm,
lại vừa muốn tin rằng hành động bất chấp cả nguy hiểm tính mạng của con
mình là một hành động vĩ đại - Phải chăng đó là tính hai mặt rõ rệt nhất của mẹ
tôi?
Hay đó là bởi vì những dự cảm bất lành mà ngay cả mẹ tôi cũng không thể
chế ngự được chúng?
Dù sao, thái độ của mẹ cũng thật bất ngờ. Tôi biết vậy mà vẫn cố tình mượn
câu nói đang rất thịnh ngày ấy để trêu mẹ một cách vô ý: “Mẹ mình đúng là
quân đỏ dưa hấu”
. Mẹ tôi đã một mình đau khổ với những di chứng của việc
chuyển đảng ấy trong suốt một thời gian dài mà chẳng ai hay biết. Với tôi, hình
ảnh mẹ lúc ấy thật chán ngấy, chán hơn nhiều so với lúc mẹ giơ cái nạng lên
dọa dẫm anh tôi. Hóa ra tình mẫu tử khi bị ảnh hưởng bởi sự đấu tranh ý thức
hệ lại có thể biến thành một cơn ác mộng như thế này đây. Đó là một thời đại
nhơ nhuốc, mà ngay cả chỉ nghĩ lại thôi, tôi cũng không muốn nghĩ nữa.
82 Từ ám chỉ “người cộng sản đáng gờm”. Giống như quả dưa hấu vỏ bên
ngoài màu xanh nhưng phần ruột bên trong lại có màu đỏ tượng trưng cho
màu của Đảng cộng sản.
Vùng quê nơi anh tôi dạy học đã trở thành nội thành Seoul và có đường tàu
điện qua lại. Nhưng với tình hình giao thông vào cuối những năm 40, việc đi đi
về về hàng ngày là một việc làm quá sức. Anh tôi phải trọ ở gần trường và cứ
đến chiều thứ bảy, anh lại đạp xe về nhà, rồi sớm tinh mơ ngày thứ hai, lại bắt
đầu lên đường đến trường. Ngày ấy, ngôi trường đó không phải là trường nông
nghiệp nhưng lại có khá nhiều ruộng đất, nên mỗi khi lĩnh lương, họ lại cấp
cho gạo đủ dùng làm lương thực trong một tháng, kèm với cả tiền mặt. Ngày