AI ĐÃ ĂN HẾT NHỮNG CÂY SING-A NGÀY ẤY - Trang 199

lĩnh lương nào cũng vậy, anh tôi lại hồ hởi thồ một bao tải gạo ở yên sau xe
đạp và lên đường về nhà. Có lúc lại có thêm cả khoai lang, khoai tây. Lúc ấy,
tiền ăn lại là khoản tốn kém trong chi phí sinh hoạt hàng tháng nên cuộc sống
đã mau chóng đi vào ổn định, anh tôi trở nên đĩnh đạc hơn bởi giờ đã là lao
động chính trong nhà và dần dần thoát khỏi cái bóng tăm tối, trở thành trụ cột
gia đình đúng nghĩa với một công ăn việc làm đàng hoàng.

Mỗi lần về nhà ngày thứ bảy, anh tôi lại vội vã đi thẳng ra nhà tắm công

cộng

*

. Ngay đằng sau ngôi nhà chúng tôi chuyển đến từ lúc có chị dâu mới,

có một phòng tắm công cộng tên gọi là Sinantang. Nhà tắm công cộng ở gần
chỉ là một cái cớ. Hơn hết, đó là tình yêu con đặc biệt, muốn gột sạch mọi bụi
đường bám trên cơ thể suốt quãng đường xa xôi từ Gupabal về đến Seoul,
trước khi bế đứa con thân yêu, nên anh tôi mới vội vàng đi tắm ngay như vậy.
Tắm xong, anh thay bộ đồ rộng và thoải mái rồi bắt đầu chơi với đứa bé, còn
chị dâu tôi thì ở trong bếp nấu món gì đó thơm lừng, nóng hôi hổi. Trong lúc
anh tôi mải bận bịu vì mê mẩn với đứa trẻ, thì chị dâu lại đưa ánh mắt sung
sướng vô ngần hướng về phía hai cha con. Còn tôi thì thấy giông giống như
mình bị gạt ra ngoài gia đình ba thành viên đó, nhưng không đến mức cảm
thấy phải ganh tị.
83 Tắm công cộng là một nét văn hóa của người Hàn Quốc. Phòng tắm công
cộng có bể tắm nước ấm, khu tráng nước lạnh và phòng xông hơi. Tất cả mọi
người vào đó đều trút bỏ hết quần áo trên người và tắm trần một cách tự
nhiên.

Tôi yêu bầu không khí yên bình sau bao lâu mới trở về ngôi nhà của chúng

tôi ấy và thấy tâm trạng thật dễ chịu. Cảm giác dễ chịu như được thả lỏng tất
cả, giống như sự khoan khoái khi được thư giãn ngâm mình trong làn nước ấm.
Chỉ có mẹ tôi vẫn còn hơi bất bình thường.

Người lẽ ra phải cảm thấy may mắn nhất là mẹ tôi thì lại thành ra như thế.

Nhiều lúc mẹ còn để lộ sự day dứt về những gì anh tôi đã gác lại giống như
đang bị ai đó kích động. Mỗi lần trút những bao tải gạo của anh đem về vào
thùng gạo, mẹ lại thở dài não nề và nét mặt thật u ám: “Chao ôi, cổ họng đúng
là Bộ đạo thính mà”

*

.

84 Câu thành ngữ có nghĩa rằng “vì miếng ăn thì không có gì là không thể
làm được hết”. Ngày xưa, “Bộ đạo thính” là nơi chuyên bắt giam, tra tấn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.