AI ĐÃ ĂN HẾT NHỮNG CÂY SING-A NGÀY ẤY - Trang 205

Trường nhân văn và Trường tự nhiên hợp lại bây giờ. Phải sau chiến tranh mới
có phong trào ưa chuộng khoa học thực nghiệm, còn đến tận lúc đó, có thể đó
là tàn dư của chế độ đế quốc Nhật Bản hay chăng, khi thời đó, người ta vẫn
sùng bái nền học vấn thuần túy, vì vậy, trường Văn Lý vẫn luôn tự hãnh diện là
“trường đại học của các đại học”.

Sự đỗ vào trường đại học một cách nhẹ nhàng ấy khiến cho tâm hồn tôi như

được bay vút tận trên mây xanh và không thể chế ngự được cảm giác tự mãn.
Tỷ lệ đăng ký vào các trường đại học nữ không cao nên đã không có cái gọi là
ôn thi để chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Ngoài một, hai lần thi thử ở trường cấp
ba, còn lại tất cả đều là sự tự thân vận động. Việc học ôn thi đại học của tôi gói
gọn trong tập ngân hàng đề thi dự bị mà tôi đã mượn của Kim Jong-suk, cô con
gái của ông chủ hiệu sách Jong-no. Tập đề thi đó khá dày, nhưng có lẽ là do
chất lượng kém cỏi của thứ giấy thô ráp và cứng đơ nên mới dày như vậy. Sau
tôi còn có đứa khác cũng đang đợi để được mượn nên tôi đã phải tập trung xem
trong bốn, năm ngày. Và lại như mọi khi, tập đề thi ấy cũng được truyền tay
nhau rồi được trả lại đúng hiệu sách, sau đó, nó được bán đi hoặc làm gì đó, tôi
cũng không biết nữa, chỉ biết rằng nhờ có người bạn tốt bụng ấy mà sau khi
học xong tập đề thi, dường như tôi đã hệ thống lại được những kiến thức đã
học. Khi ấy, nhà tôi không phải không đủ tiền để mua cuốn sách đó nếu tôi bảo
cần, nhưng tôi đã không đòi mua, và đấy có thể là bản tính tự phụ trẻ con của
tôi, khi muốn làm ra bộ không học ôn thi nhưng sau đó lại bất ngờ cho cả nhà
thấy mình đã thi đậu.

Kỳ thi đại học diễn ra vào khoảng cuối tháng Tư, đó cũng là mùa đẹp nhất ở

khu gần trường Văn Lý. Bây giờ nơi ấy đã biến thành công viên Marronnier

*

,

con suối cũng đã bị lấp, chứ khi ấy có con suối Daehak chảy dài từ lối vào của
phường Dong-sung tới tận phường Ehwa, những rặng đầu xuân vàng rực trổ
hoa dọc theo con suối cùng với hoa anh đào bay lất phất trên sân trường,
những nhành cây dẻ ngựa thì đua nhau đâm chồi nảy lộc. Phương tiện đi lại
duy nhất chỉ có tàu điện, vì thế những lúc qua trường để nộp đơn hay đi thi về,
từ cổng trường đại học Văn Lý, tôi đều phải băng qua đường, qua cổng chính
của trường đại học Y khoa Seoul, rồi theo hướng cổng chính của bệnh viện
trường mới ra đến phường Wonnam-dong để lên tàu điện. Con đường nối liền
trường Y khoa với bệnh viện trường đẹp đến bất ngờ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.