AI ĐÃ ĂN HẾT NHỮNG CÂY SING-A NGÀY ẤY - Trang 224

người ấy dài dằng dặc, không biết bao giờ mới dứt, nên cả hai cũng cảm thấy
bớt lo hơn. Đợi cho đoàn người ấy đi hết, thím mới chạy thẳng đến nhà chúng
tôi báo tin. Vậy mà chúng tôi chẳng ai chịu tin, chỉ thấy bắt đầu hoang mang.
Cả nhà chỉ nghĩ rằng đợi đến lúc trời sáng xem thế nào, có khi thím nhìn nhầm
ai đó. Trời vừa sáng, mẹ liền bảo tôi cùng lên đường đến Gupabal để tìm hiểu
thực hư ra sao.

Con đường quốc lộ bị ném bom dữ dội. Thế nên cả binh lính lẫn dân thường

đều di chuyển trong đêm. Mấy lần bị tập kích từ trên không, chúng tôi chạy
vào ruộng hay vườn gần đó để ẩn náu một lúc rồi mới lại đi tiếp.

Đúng là anh tôi đã gia nhập đoàn quân tình nguyện. Họ cần giáo viên cấp

hai, cấp ba để bồi dưỡng nghiệp vụ lại nên ở trên có chỉ thị mỗi trường phải có
nghĩa vụ cử vài giáo viên, và ở trường đó, họ đã cử mười người vào cái “nhiệm
vụ đi làm” ấy. Tất cả đều được tập trung lại học ở trường tiểu học Cheongun,
rồi sau đó được chuyển toàn bộ sang quân tình nguyện. Liệu có thể oán trách
được ai đây? Cả người đồng nghiệp tham gia “nhiệm vụ đi làm” ấy cũng bị kéo
đi, người ta cũng chỉ bị lừa gạt, chứ không phải chúng tôi bị người ta lừa gạt.
Nếu có đổ lỗi thì chẳng lẽ lại đổ cho cái sự khờ khạo cả tin của những người
dân quê mùa hay sao? Trong khi thứ lừa gạt chúng tôi lại là một sức mạnh có
tổ chức và to lớn hơn điều đó rất nhiều.

Những chú chuồn chuồn ớt bay lượn nhởn nhơ trên đồng. Những con ve sầu

trên các cành dương bên bờ suối cất tiếng khóc thật não nùng. Mảnh ruộng của
chúng tôi vẫn chưa tìm được chủ nhân nên bị phủ đầy rau sam.

Hai mẹ con tôi đưa mắt nhìn ra bên ngoài cánh cửa sổ phòng giáo vụ, nơi

chỉ có một vị giảng viên già nua, tiều tụy ngồi coi giữ ở đó. Không biết có phải
vì cảm giác bụng đói cồn cào hay không mà chúng tôi chợt thấy những âu lo
và ám ảnh về chiến tranh đang rời xa một cách choáng váng tựa như một giấc
mơ. Thầy giáo già cùng với người bảo vệ còn già hơn thế đi về phía nhà kho,
rồi xúc gạo từ trong bao ra cho chúng tôi.

Chúng tôi nhận gạo và cảm ơn rối rít. Mẹ đội trên đầu còn tôi thì vác trên

vai. Tối hôm đó, cả nhà chúng tôi được một bữa cơm gạo trắng no nê. Lần
trước, mẹ tôi đã từng không vui, và than thở lúc anh tôi nhận được tháng lương
đầu tiên cùng với tải gạo, bảo rằng: “Cổ họng đúng là Bộ đạo thính”. Tại sao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.