AI ĐÃ ĂN HẾT NHỮNG CÂY SING-A NGÀY ẤY - Trang 63

nữa. Chẳng phải vì tôi sợ sẽ bị đuổi về quê mà là việc khiến mẹ đã phải khóc,
đó không còn là chuyện đơn giản nữa rồi.

Mẹ tôi vốn là người rất mạnh mẽ. Cùng bị mẹ chồng mắng, trong khi các

thím tôi thường lẻn ra chái bếp, nước mắt ngắn nước mắt dài, thì mẹ tôi lại hay
biến báo, xoay chuyển bầu không khí bằng những câu đùa tếu táo ngay tại chỗ.
Tôi đã bị sốc trước việc mẹ tôi cảm thấy xấu hổ và nhục nhã bởi hoàn cảnh bắt
buộc không còn cách nào khác phải để cho đứa con gái chơi ở sân trước nhà tù
như vậy. Tôi đã ngoan ngoãn hứa với mẹ rằng sẽ không làm bạn với đứa bạn
ấy nữa. Ông nội ở nhà quê vẫn hằng coi thường những người trong làng, gọi
họ là “lũ thường dân”, nhưng mẹ tôi còn nặng nề hơn cả ông nội khi mẹ dùng
đến mấy từ: “cặn bã xã hội”.

Đó là một khu xóm không bao giờ ngưng tiếng cãi vã. Vợ chồng cũng đánh

nhau, gọi nhau là “con này”, “thằng kia”, rồi lôi nhau ra tận ngoài đường mà
chửi bới. Họ gào lên: “Trời ơi, sao tôi khổ thế này? Thằng kia nó giết tôi rồi.
Làng xóm không có ai à?” để kéo cả người khác vào cuộc. Khi ấy, mẹ tôi đang
cầm thanh bàn là và miết thật mạnh những nếp nhăn ở áo của các kỹ nữ trên
chiếc cầu là, vừa miết mẹ vừa rủa thầm: “Đúng là cái đồ cặn bã xã hội, không
biết còn phải sống ở cái xó mạt vận này đến bao giờ đây?”. Có lẽ nào đó lại là
những giây lát mẹ tôi quên mất một điều rằng chúng tôi cũng đang sống nhờ
vào kỹ nữ chăng?

Sự mâu thuẫn của mẹ không phải chỉ có vậy. Với những người trong xóm

như nhà bà bán sàng, nhà ông thợ sửa ống khói, nhà người trát vữa, nhà thợ
hàn nồi, v.v..., thái độ của mẹ thường là trong bụng coi thường còn ngoài mặt
vừa tỏ ra nhũn nhặn, vừa ngấm ngầm tỏ ý không định thân thiết quá mức. Vậy
mà với người gánh nước thuê, một người chẳng có gì khác biệt hơn so với bọn
họ, thái độ của mẹ lại rất đặc biệt.

Những người gánh nước thuê thường làm việc suốt cả đêm, còn ban ngày thì

họ có thể ngủ hay làm gì đó, nhưng hầu như lúc ban ngày ban mặt, tôi chưa
bao giờ trông thấy họ. Bọn họ cũng lấy nước từ vòi nước công cộng nên hình
như họ sắp xếp thời gian như vậy để tiện cho công việc, tránh hàng người đi
lấy nước xếp dài dằng dặc. Những nhà mua nước ăn của họ có một nghĩa vụ là
hàng tháng, ngoài việc trả tiền gánh nước, còn phải quay vòng thay nhau mời
họ một bữa cơm tối.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.