đó trong trường đang thịnh hành cách trả tiền theo kiểu AA.
Đối với đám sinh viên, cách này là một phát minh tuyệt vời. Cả đám bạn
bè tụ tập lại ăn uống, không cần khách sáo nhường nhau, không cần phải
suy nghĩ ai mời ai, cảm giác thật thư thái. Khi thanh toán, cứ chia đều sòng
phẳng.
Hồi tôi và Tường yêu nhau, luôn áp dụng kiểu này. Không riêng gì chúng
tôi, nhiều đôi khác trong trường cũng vậy. Không ai thấy đó là bất bình
thường, trái lại còn cảm thấy thoải mái.
Nhưng sau khi tốt nghiệp, chúng tôi lấy nhau, thành một gia đình. Tường
vẫn áp dụng trả tiền theo cách này, khiến tôi thấy rất khó chịu. Tôi thấy việc
vợ chồng phải chia nhau ra trả tiền phòng, tiền sinh hoạt, rồi tương lai là
sinh con đẻ cái, lại chia nhau trả tiền học cho con. Cuộc sống vợ chồng như
vậy, mới nghĩ đã thấy mệt, không thấy gì mới mẻ như hồi đi học nữa.
Nhưng điều khiến tôi không hiểu là, cũng là kiểu AA, nhưng khi đã thành
vợ chồng, không hiểu sao tôi lại có cảm giác không chịu nổi như vậy?
Đối với tôi, vợ chồng mà sống chia nhau trả tiền kiểu AA như vậy có
khác nào chỉ là quan hệ với "bạn tình"? Nghĩ tới đây, tôi như nuốt phải một
con dán. Tôi kể lại cảm giác đó cho chồng tôi, nhưng anh ấy chỉ cười,
không bình phẩm, vẫn áp dụng phương thức cũ.
Tôi bắt đầu phản cảm với cách làm đó, thầm nghĩ: vợ chồng kết hợp với
nhau phải lấy tình yêu làm cơ sở. Tình yêu vợ chồng là một dạng tình cảm
tuyệt đẹp không gì cao hơn, đầy ắp tính hiến dâng vô tư, toàn tâm toàn ý, tại
sao tiền bạc vật chất lại phải chia ra như vậy? Chả khác nào làm tổn hại đến
tấm chân tình của hai vợ chồng.
Một quốc gia như Mỹ, dù giữa bố và con trai, mẹ và con gái, anh chị em
khi ăn cơm đều chia tiền ra trả, nhưng rất hiếm khi nghe thấy giữa vợ chồng
cũng áp dụng kiểu trả tiền AA. Nếu mọi thứ sinh hoạt trong gia đình đều