tôi. Những cuộc thâu tóm thành công nhất là những cuộc thâu tóm phù hợp
với một kế hoạch phát triển có hệ thống. Việc IBM mua lại Informix là một
ví dụ điển hình. Chúng tôi có khả năng ngang với Oracle trong lĩnh vực
kinh doanh cơ sở dữ liệu, và Informix, một công ty cơ sở dữ liệu khác, đã
đánh mất động lực và vị trí dẫn đầu thị trường của mình. Chúng tôi không
cần mua Informix để thâm nhập lĩnh vực kinh doanh cơ sở dữ liệu hay xóa
bỏ vị trí yếu kém của mình trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, sau thương vụ
này, chúng tôi đã thâu tóm được khách hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn so
với khi chúng tôi theo đuổi chiến lược đơn thương độc mã.
Điều tương tự cũng đúng với một số cuộc thâu tóm khác. Nói cách khác,
những cuộc thâu tóm nào phù hợp với chiến lược hiện tại sẽ có nhiều khả
năng thành công nhất. Những cuộc thâu tóm thể hiện nỗ lực trong việc mua
vị thế mới ở thị trường mới hoặc liên quan tới việc phá hoại công ty rất
giống nhau đều chứa đựng rất nhiều rủi ro.
Các chiến lược cứng rắn
Điểm mấu chốt: Một doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp hiểu sâu
sắc nhu cầu của khách hàng, môi trường cạnh tranh và tình hình tài chính
của mình. Phân tích này phải nên được xây dựng thành nền tảng cho các
chiến lược hàng ngày.
Nghe có vẻ đơn giản, phải không? Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi,
rất ít công ty thật sự tiến hành việc phân tích một cách khách quan; và số
công ty sau đó có thể chuyển các phân tích đó thành các chương trình hành
động hàng tháng thậm chí còn ít hơn.
Như tôi đã đề cập, có lẽ thiếu sót lớn nhất của tôi trong cuốn sách là về
vấn đề tầm nhìn. Trong những năm làm việc tại McKinsey, gặp gỡ nhiều
công ty khác nhau, tôi luôn ngạc nhiên trước việc làm thế nào mà rất nhiều
nhà lãnh đạo lại có thể cho rằng “tầm nhìn” giống với “chiến lược”. Các