Quá tốn kém và chậm chạp
Tôi tin rằng trong thế giới thay đổi nhanh chóng và mang tính cạnh tranh
cao này, rất ít hoặc thậm chí không có doanh nghiệp lớn nào có thể theo
đuổi chiến lược phân quyền toàn bộ. Đơn giản là nếu cần có một sự thay
đổi lớn thì việc đó sẽ quá chậm chạp và quá tốn kém trong các doanh
nghiệp này. Do đó, việc mà các CEO cần làm là quyết định xem những hoạt
động nào có thể do bộ phận (phân quyền) và những hoạt động nào cần
được thực hiện chung trong doanh nghiệp của mình. Lưu ý rằng, giờ đây
người ta không còn sử dụng khái niệm “tập trung hóa” nữa. Đây không
phải là câu hỏi tập trung hay không tập trung. Những doanh nghiệp tối ưu
là những doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giữa những hoạt động phân bổ
cho bộ phận, hoạt động đơn lẻ, và những hoạt động cần tiến hành chung
trong doanh nghiệp.
Những hoạt động cần tiến hành chung thường rơi vào một trong ba loại.
Loại thứ nhất và đơn giản nhất là những hoạt động diễn ra trong toàn doanh
nghiệp, bao gồm việc xử lý dữ liệu, mạng lưới dữ liệu và trao đổi, hệ thống
mua hàng, hệ thống nhân sự và quản lý bất động sản. Sẽ thật ngu ngốc nếu
một CEO chấp nhận việc một trưởng bộ phận nói rằng “tôi không thể điều
hành thành công bộ phận của mình nếu tôi không có trung tâm dữ liệu
riêng, tôi được tự quản lý bộ phận hay tự mua các nguyên vật liệu cung
ứng”. Ngay cả một công ty đa dạng hóa như General Electric cũng thực
hiện hiệu quả tính kinh tế với các bộ phận hỗ trợ.
Loại hoạt động thứ hai bao gồm các quy trình có quan hệ mật thiết với
thị trường và khách hàng. Đối với những loại hoạt động này, việc sử dụng
chung các hệ thống sẽ đem lại sức mạnh lớn tuy nhiên việc gắn kết các bộ
phận của doanh nghiệp thường không mang lại hiệu quả.
Ở đây tôi muốn đề cập đến cơ sở dữ liệu khách hàng chung, hệ thống
đánh số các phụ kiện chung, hệ thống quản lý khách hàng chung, cho phép