Đồng thời, tôi yêu cầu tất cả mọi người hãy cùng chung tay quản lý công
ty và đừng hé lộ cho báo chí các vấn đề của mình, và hãy giúp sắp xếp lịch
để tôi có thể gặp khách hàng và nhân viên thật sớm. “Hãy cho tôi biết tất cả
các cuộc họp mà quý vị dự định sẽ tiến hành trong vài tuần tới và đề xuất
xem tôi có nên tham dự hay không.”
Tôi hỏi xem có ai có câu hỏi nào không. Không có câu hỏi nào cả. Tôi đi
vòng quanh, bắt tay tất cả mọi người và cuộc họp kết thúc.
Sau này khi đã thành công trong nhiệm kỳ chín năm ở IBM, tôi nhìn lại
và thấy kinh ngạc vì những ý kiến ban đầu của mình lại chính xác đến thế.
Dù những ý kiến đó được lấy từ các thông tin trên báo chí, hay từ kinh
nghiệm trong vai trò khách hàng của IBM, hay từ những nguyên tắc quản
lý của bản thân, nhưng những gì cần làm - và những gì chúng tôi đã làm -
hầu như đã được thể hiện tất cả trong cuộc họp 45 phút diễn ra bốn ngày
trước khi tôi bắt đầu sự nghiệp IBM của mình.
Bổ nhiệm chính thức
Vào ngày thứ Ba của tuần sau đó, ngày 30 tháng 3, 1993, tôi dự cuộc họp
thường kỳ của ban giám đốc IBM. Tại cuộc họp này, tôi được bầu làm Chủ
tịch Hội đồng Quản trị kiêm CEO, có hiệu lực sau hai ngày.
Tôi bước vào phòng họp với đôi chút bối rối. Một tuần trước, Jim Burke
đã nói với tôi rằng có hai thành viên HĐQT không hoàn toàn đồng ý với
việc lựa chọn tôi là CEO mới. Khi đi vòng quanh căn phòng để bắt tay và
chào từng người trong số 17 thành viên có mặt (một người vắng), tôi không
khỏi băn khoăn ai trong số họ là hai người còn nghi ngờ về mình.
Có một số điều trong cuộc gặp đầu tiên này cho tới giờ tôi vẫn còn nhớ
rõ. Điều thứ nhất là họ có một ban điều hành. Ba trong số tám thành viên
của ban điều hành là nhân viên cũ của công ty. Tôi nhận ra điều này bởi