không?” Quyền tác giả cũng như quyền làm cha, họ nói thế đấy, Let’s father
the story on him
. Viết lách là chuyện của đàn ông. Quyền thần thánh, viết
lách thuộc phần nam giới. Còn quyền làm mẹ ư? Cái từ này chỉ nhắc đến
việc bế ẵm, nuôi dưỡng, chùi đít cho những người thừa kế của họ, chỉ duy
trì dòng giống trong trường hợp đời sau của tác phẩm là không đủ.
Tiếng Anh: Hãy nhường quyền tác giả lại cho ông ấy.
Sau những tên lưu manh của Chicago, còn có những gã bất tài của
Saturday Evening Post: lỗi lầm lại quy về viên thư ký tòa soạn, cái gã, nghĩ
đó là một lỗi in ấn, có lẽ đã ngu ngốc chữa Zelda thành Francis Scott. “Quả
vậy, đây là một sai lầm kỳ lạ”, Scott thừa nhận. Và tôi: “Lỗi in ấn thô thiển
nhất và sự hiệu chỉnh kỳ dị nhất trong lịch sử báo chí, không phải vậy sao?”
Rồi anh: “Ôi! Cưng à, đừng nhìn anh như thế, ngồi xuống đã nào, uống một
ly đi, anh không muốn kiếm chuyện tối nay. Làm ơn đi mà, Cưng.” Tôi
không kiếm chuyện. Tôi chỉ thôi không nói chuyện với anh. Hai năm nay
tôi câm lặng. Hai năm nay tôi giấu biệt những cuốn tập của mình. Kẻ tiếm
quyền cảm thấy bị tiếm đoạt. (Chao ôi! anh lúc nào cũng có thể lục lọi:
những chỗ giấu thay đổi mỗi tuần và tôi giấu rất tài, như vị Thẩm phán
thường nói.)
... Nhưng tối nay thì đã quá muộn, anh biết được điều này trong trạng
thái lơ mơ lẫn lộn sau khi nốc rượu: cuốn tiểu thuyết của tôi sắp được xuất
bản, anh sẽ không thể ngăn cản như đã làm mười hai năm trước, cái đêm
xảy ra ẩu đả ấy khi anh cấm Nathan không được đăng tải Nhật ký của tôi
trên Smart Set, tờ tạp chí tôi yêu thích. Khi đó tôi rất muốn biết là họ đánh
giá cao những gì tôi viết. Trong khi anh bỏ rơi thân xác tôi - tình dục không
phải môn học anh tỏ ra xuất sắc - những cuốn nhật ký của tôi lại trở thành
xác thịt của anh nhờ chiếc nhẫn cưới và anh xén gọt chúng không biết
ngượng: không có chúng, cuốn tiểu thuyết thứ hai của anh chỉ là một thể
xác trống rỗng.
Vào thời điểm phân vai, văn phúng dụ tâm thần học bảo tôi: “Cô sẽ là
Ghen Tuông.” Nhưng đằng này lại chính là anh, người chồng tệ hại của tôi